Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giáo dục di sản để trẻ thêm yêu lịch sử

Kinhtedothi - Trong dịp hè, chương trình giáo dục di sản tại các di tích, danh thắng trên địa bàn Hà Nội nhận được sự quan tâm, tham gia của đông đảo học sinh và được giáo viên, phụ huynh ủng hộ như một mô hình du lịch học đường mới mẻ, giúp các em thêm yêu lịch sử.

Chương trình đa dạng

Giữa vô số hoạt động ngày hè dành cho trẻ, các chương trình giáo dục di sản được xây dựng đa dạng, với nhiều hình thức được nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn tham gia cho các con.

Học sinh trong CLB Em yêu lịch sử tìm hiểu về trận Bạch Đằng.

Những ngày này, giờ học của CLB em yêu lịch sử do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức những ngày này luôn rộn rã tiếng nói, cười của các em học sinh. Chương trình được tổ chức dưới hình thức học mà chơi, chơi mà học; kết hợp khéo léo giữa trò chơi trí tuệ và thể chất; trải nghiệm khám phá những phương pháp trực quan, sinh động.

Các em học sinh tham gia thử thách "đóng cọc Bạch Ðằng”.

Đơn cử, nói về bộ đội Trường Sơn, thông tin đầu tiên đến với các em là: “Ðố các bạn biết, làm thế nào mà chúng ta có thể đi không dấu, nấu không khói và nói không tiếng?”. Về cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung-Nguyễn Huệ, các cô thường đưa ra câu đố: “Chắc các con đi bộ xa vài kilômét là đã mỏi mệt rồi phải không? Vậy các con làm thế nào để đi bộ hàng trăm kilômét trong thời gian nhanh nhất, mà ít mệt mỏi nhất?”. Khi câu hỏi được đưa ra, cả lớp thường xôn xao bàn tán vì ngạc nhiên. Tất cả các phương án trả lời đều được các cô khuyến khích, ngay cả khi nó cách đáp án… rất xa. Sau đó, các cô mới dẫn dắt học sinh đi vào câu chuyện. Mỗi giai đoạn lịch sử có hàng chục, thậm chí hàng trăm sự kiện, nhân vật. Tương ứng với mỗi sự kiện - nhân vật, là một chương trình.

“Nhà thiết kế” của các hoạt động học mà chơi, chơi mà học đầy sinh động này là chị Nguyễn Thị Hà - cán bộ Phòng Giáo dục, công chúng. “Lịch sử rất hấp dẫn. Nhưng vì sao học sinh sợ môn lịch sử? Chúng tôi đã suy nghĩ rất nhiều để chuyển đổi những sự kiện, nhân vật lịch sử thành những điều có thể cuốn hút học sinh. Mỗi sự kiện chúng tôi xây dựng một kịch bản cho phù hợp với từng lứa tuổi. Mỗi chương trình luôn có sự tương tác, có câu chuyện, kết hợp với trò chơi", chị Nguyễn Thị Hà cho biết.

Bên cạnh đó, nhờ những nỗ lực của bảo tàng, di tích hình ảnh các đoàn khách là học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động giáo dục trải nghiệm đã trở thành hình ảnh khá quen thuộc.Có thể kể đến lớp học “Tìm hiểu chữ Hán tại Văn Miếu”, khiến nhiều bạn nhỏ thích thú khi lần đầu tiên biết đến các “bộ thủ” cùng quy tắc ghép chữ Hán, hào hứng tìm hiểu cách đọc chữ Hán trên hoành phi ở Văn Miếu, hay cùng nhau trải nghiệm in chữ Hán cổ trên giấy dó.

Hoạt động trải nghiệm tại Di tích Cổ Loa.

Tại Hoàng thành Thăng Long, trong thời gian vừa qua, mặc dù do ảnh hưởng của dịch Covid - 19, học sinh mới trở lại trường học trực tiếp từ tháng 4/2022, nhưng chỉ trong hai tháng 4 và 5/2022 đã có gần 16.300 học sinh tham gia học tập, tìm hiểu lịch sử tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long, đặc biệt đã có 2.627 em tham gia chương trình giáo dục di sản theo chuyên đề, trải nghiệm các hoạt động giáo dục di sản bổ ích theo  phương pháp vừa học vừa chơi. Trong dịp hè 2022, khu di sản Hoàng thành Thăng Long cũng đã mở của phòng khám phá “Em làm nhà khảo cổ” tại khu di tích 18 Hoàng Diệu để các em học sinh vui chơi, trải nghiệm.

Trong thời gian tới đây, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tiếp tục xây dựng và triển khai các hoạt động hướng tới các đối tượng học sinh, sinh viên, ví dụ như chương trình "Trạng nguyên Thành Thăng Long", Chương trình "Chào tân sinh viên", Chương trình tham quan "Di tích Cách mang cho các học viên trường Quân đội".

Duy trì thường xuyên

Mặc dù chương trình giáo dục di sản đã thổi một luồng gió mới vào việc học tập của các em, nhưng chương trình này cũng bắt đầu bộc lộ những bất cập. Đó là hạ tầng khu di sản chưa đáp ứng đón tiếp số lượng học sinh quá đông, đến cùng thời điểm; chương trình phần nhiều được tổ chức ngoài trời, nên phụ thuộc vào thời tiết, thiếu phương án dự phòng, ứng phó với thời tiết.

Vì vậy, theo nhà sử học Lê Văn Lan, để khai thác hiệu quả giáo dục di sản, điều cốt yếu vẫn là tìm ra cách làm, xây dựng chương trình phù hợp với điều kiện thực tế cũng như đặc trưng của di sản. Ngoài ra, cần tính đến các giải pháp khắc phục hạn chế về cơ sở hạ tầng, trang bị đồ dùng, dụng cụ, bổ sung hệ thống dịch vụ, sản phẩm lưu niệm giàu bản sắc, phục vụ nhu cầu của đối tượng tham gia trải nghiệm.

Theo các chuyên gia, để chương trình giáo dục di sản phát triển thành sản phẩm du lịch học đường có chất lượng, thời gian tới, tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch học đường hấp dẫn trên cơ sở các chương trình giáo dục di sản hiện có. Đồng thời hoàn thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ đối tượng học sinh tốt hơn; dành nhiều khu vực sân chơi tự do với các trò chơi truyền thống.

Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin, như thực tế ảo, thuyết minh tự động, phim 3D giúp không gian bảo tàng trở nên sinh động, hấp dẫn, khách tham quan sẽ được chủ động tìm hiểu thông tin về hiện vật, mang lại cảm giác được khám phá, trải nghiệm.

 

Bộ VHTT&DL đã yêu cầu các địa phương, điểm đến di sản xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa phù hợp với đối tượng, phạm vi hoạt động và điều kiện thực tế. Đẩy mạnh kết nối, hợp tác giữa di sản với các nhà trường, các cơ sở giáo dục để thực hiện hiệu quả chương trình. Hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ với các trường trong việc lựa chọn, đưa các trò chơi dân gian, nghệ thuật trình diễn vào chương trình ngoại khóa; đồng thời kết nối, mời nghệ nhân tham gia hoạt động truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ trẻ.

Thứ trưởng Bộ VHTT&DL Hoàng Đạo Cương

Sau khi điều chỉnh môn Lịch sử, Chương trình mới sẽ còn 4 môn lựa chọn

Sau khi điều chỉnh môn Lịch sử, Chương trình mới sẽ còn 4 môn lựa chọn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ