Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giáo dục Thủ đô vượt thách thức, sẵn sàng cho năm học mới

Kinhtedothi - Tăng cường kỷ cương, nền nếp trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện là phương hướng ngành Giáo dục Thủ đô hướng đến trong năm học tới. Trước thềm khai giảng năm học 2021- 2022, phóng viên Kinh tế & Đô thị đã có cuộc trao đổi với Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương về những mục tiêu, nhiệm vụ của ngành Giáo dục Thủ đô trong bối cảnh đầy thách thức này.

 Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương
Bám sát thực tiễn
Năm học 2020 - 2021, ngành Giáo dục Thủ đô đã đạt được những kết quả toàn diện. Xin ông cho biết kết quả nổi bật của năm học vừa qua và các nhiệm vụ trọng tâm của ngành GD&ĐT Hà Nội hướng đến trong năm học tới?

- Năm học 2020 - 2021, được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT, Thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội, sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành TP, ngành GD&ĐT Hà Nội đã triển khai tốt các nhiệm vụ trọng tâm năm học và đạt được những kết quả toàn diện. Các đề án, kế hoạch, chương trình công tác được triển khai kịp thời. Công tác chỉ đạo của Sở đã tập trung lựa chọn những nhiệm vụ trọng tâm của năm học, bám sát thực tiễn, đề ra các giải pháp cụ thể, quyết tâm chỉ đạo và triển khai thực hiện. Quy mô giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển nhanh, mạng lưới trường lớp được mở rộng, cơ sở vật chất (CSVC) được tăng cường đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu học tập của con em Nhân dân Thủ đô và yêu cầu đào tạo nhân lực trong thời kỳ mới. Đội ngũ giáo viên được nâng cao về số lượng và chất lượng; tổ chức thành công kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT và kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế…

Trong năm học 2021 - 2022 nhiệm vụ trọng tâm mà ngành giáo dục Hà Nội đặt ra là gì, thưa ông?

- Năm học mới với nhiều khó khăn, thách thức, ngành Giáo dục Thủ đô đã xác định 7 nhiệm vụ trọng tâm; trước mắt là nỗ lực thực hiện “nhiệm vụ kép”: Vừa tích cực phòng chống dịch Covid-19, vừa triển khai hiệu quả các chương trình giáo dục, đảm bảo chất lượng với các yêu cầu cốt lõi, đặc biệt quan tâm việc triển khai Chương trình, sách giáo khoa mới đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 6. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch Covid-19. Chủ động có các phương án, kịch bản cụ thể để tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của cơ sở giáo dục cũng như điều kiện thực tế của người học. Tổ chức xây dựng kho học liệu điện tử để sẵn sàng cho việc tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình...; đẩy mạnh giáo dục STEM trong giáo dục phổ thông.
Giám đốc Sở GD&ĐT Trần Thế Cương (thứ 3 từ trái sang) tặng quà cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Mầm non B Hà Nội bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Ảnh: Điệp Quyên
Đảm bảo công bằng trong giáo dục

Thưa ông, tính đến tháng 6/2021, Hà Nội có 76,9% trường công lập đạt chuẩn quốc gia. Thời gian tới, giáo dục Hà Nội sẽ phấn đấu theo hướng đạt chuẩn như thế nào?

- Hà Nội triển khai tích cực công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia (CQG) và trường chất lượng cao, coi đây là giải pháp nâng cao chất lượng cũng như phát triển toàn diện các trường học. Sở GD&ĐT Hà Nội đã tham mưu với TP đưa vào Chương trình công tác số 06 của Thành ủy, phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng từ 5 trường phổ thông liên cấp có diện tích từ 5ha trở lên ở một số quận, huyện có điều kiện phát triển, theo hướng hiện đại, ngang tầm khu vực và quốc tế.

Theo Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025, lộ trình năm 2021, xây mới 119 trường, trong đó thành lập mới 42 trường; nâng cấp, cải tạo, sửa chữa 195 trường; khối THPT thành lập 3 trường. Sở GD&ĐT đã và đang tiếp tục triển khai quyết liệt công tác cải tạo, sửa chữa nhà vệ sinh trong các trường học.

Thời gian tới, giáo dục Hà Nội tiếp tục thực hiện chuẩn hóa trong giáo dục; đổi mới công tác quản lý, chuyển đổi và thích ứng với tình hình mới trong chỉ đạo, điều hành, về kế hoạch, mục tiêu, phương pháp và cách thức thực hiện. Triển khai hiệu quả các đề án, kế hoạch phát triển GD&ĐT Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025; sắp xếp lại hệ thống các trường học; đội ngũ cán bộ, giáo viên, CSVC. Phát triển hệ thống trường chất lượng cao ở địa bàn có điều kiện. Tăng cường nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh công tác xây dựng trường đạt CQG, phấn đấu đến năm 2025 đạt tỷ lệ 100% trường công lập đạt CQG. Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục; tập trung đầu tư cho các địa phương còn khó khăn, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng miền.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ GD&ĐT rất quan tâm đến việc chăm lo đời sống giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non, giáo viên khối trường ngoài công lập và học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ngành Giáo dục Thủ đô đã thực hiện công tác này ra sao, thưa ông?

- Ngành giáo dục Hà Nội đang xem xét đề xuất với các cơ quan chức năng của TP thực hiện chủ trương không tăng học phí đối với các trường mầm non, phổ thông công lập theo đúng tinh thần Chỉ thị 800/CT-BGDĐT ngày 24/8/2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Với các trường ngoài công lập, Sở yêu cầu các đơn vị cùng chia sẻ khó khăn, xây dựng mức học phí phù hợp trên cơ sở thỏa thuận với cha mẹ học sinh.

Để đảm bảo việc học trực tuyến hiệu quả, Sở đề nghị các trường rà soát, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc gia đình chính sách; tiếp nhận, bố trí chỗ học và hỗ trợ sách vở, đồ dùng cho học sinh khó khăn, học sinh không phải là người địa phương nhưng đang cư trú trên địa bàn, do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 mà chưa thể trở về nơi thường trú.

Sở GD&ĐT phối hợp với Công đoàn ngành tích cực thực hiện Chương trình “máy tính cho em”; quan tâm đến các cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Công đoàn ngành đã có 4 đợt trao quà cho nhà giáo, người lao động trong các đơn vị trực thuộc; hỗ trợ trên 350 giáo viên (từ 1,5 triệu - 4 triệu đồng/người) cùng 200 gói quà An sinh công đoàn. Các chương trình hỗ trợ vẫn tiếp tục được thực hiện trong thời gian tới.

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, Sở GD&ĐT Hà Nội đã xin ý kiến lãnh đạo TP, lên kịch bản tổ chức lễ khai giảng năm học 2021 - 2022 như thế nào?

- Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, Lễ khai giảng năm nay sẽ được Thành ủy Hà Nội tổ chức bằng hình thức trực tuyến và được tường thuật trực tiếp trên sóng của Đài PT&TH Hà Nội. Điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn của cả hệ thống chính trị với ngành Giáo dục. Trên tinh thần đó, mong rằng dù có khó khăn đến đâu, các thầy cô giáo sẽ tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm; các em học sinh không ngừng nỗ lực, cố gắng vươn lên và đặc biệt là các bậc phụ huynh luôn đồng lòng, ủng hộ để ngành giáo dục Thủ đô đạt được những kết quả tốt trong năm học tới, giữ vững vị trí tốp đầu cả nước trong công tác GD&ĐT.

Xin cảm ơn ông!

“Việc tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1 sẽ khó khăn hơn so với các cấp học khác. Vì vậy, tinh thần chung là các trường họp thống nhất với phụ huynh học sinh về khung giờ học, các hình thức trao đổi, hỗ trợ học sinh; dành từ 7 đến 10 buổi đầu để học sinh làm quen với hình thức học trực tuyến, tương tác với cô, với bạn... ; sau đó mới triển khai kế hoạch học tập. Sở sẽ có văn bản hướng dẫn chi tiết với việc dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1 gửi các nhà trường; đồng thời lưu ý: Trong quá trình triển khai, các trường cần lựa chọn nội dung học tập phù hợp với học sinh ở địa bàn mình, những nội dung chưa thể triển khai sẽ thực hiện bổ sung khi học sinh quay trở lại trường học.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ