Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giáo dục thường xuyên chưa đáp ứng nhu cầu học tập

Kinhtedothi - Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT, ngành học giáo dục thường xuyên (GDTX) trong năm học vừa qua đã từng bước đa dạng hóa nội dung chương trình giáo dục; tăng cường các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, cập nhật kiến thức kỹ năng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được học tập suốt đời.

Năm học 2016-2017, có trên 22 triệu lượt người học tập tại các cơ sở giáo dục thường xuyên. Gần 21 triệu lượt người học tập tại các trung tâm học tập cộng đồng; hơn 200 nghìn lượt người học tin học, ngoại ngữ được cấp chứng chỉ; gần 300 nghìn người học nghề ngắn hạn; hơn 28 nghìn người học xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ; gần 210 nghìn học viên học chương trình bổ túc THCS và bổ túc THPT. Trong đó, các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học các chương trình GDTX đã được các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở GDTX quan tâm hơn.
Nhiều địa phương đã chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra đánh giá; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm các trung tâm GDTX; viết và phổ biến sáng kiến kinh nghiệm… Tổ chức khảo sát phân loại chất lượng học viên bổ túc THPT ngay từ đầu cấp học, trên cơ sở đó lập kế hoạch phụ đạo học viên yếu, kém... Công tác quản lý, chỉ đạo ở các trung tâm GDTX, trung tâm học tập cộng đồng và trung tâm ngoại ngữ, tin học từng bước được đổi mới, nền nếp kỷ cương được tăng cường; các hiện tượng tiêu cực được ngăn chặn kịp thời. Công tác xây dựng xã hội học tập đã có nhiều chuyển biến tích cực. Ngành Giáo dục đã phối hợp chặt chẽ với Hội Khuyến học các cấp triển khai xây dựng và tổ chức đánh giá mô hình Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”; triển khai xây dựng các mô hình học tập gắn kết với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, tiêu chí xây dựng nông thôn mới…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, lãnh đạo Bộ GD&ĐT nhận định, một số địa phương chưa tích cực triển khai Đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012-2020; việc quản lý tổ chức, hoạt động của các trung tâm ngoại ngữ, tin học của một số địa phương còn hạn chế; một số cơ sở liên kết đào tạo không đúng chức năng; một số nơi tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học thực hiện chưa nghiêm túc. Công tác xóa mù chữ ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức. Các chương trình GDTX đã được nhiều địa phương quan tâm mở rộng nhưng chưa thực sự đa dạng, đáp ứng nhu cầu học tập, bồi dưỡng của người học. Việc giao cho UBND cấp huyện quản lý trung tâm giáo dục nghề nghiệp - GDTX sau khi sáp nhập theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV gây khó khăn cho hoạt động của các trung tâm...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ