Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giao thông Hà Nội nhộn nhịp trong ngày đầu nới lỏng giãn cách

Kinhtedothi - Sáng 21/9, giao thông trên một số tuyến đường Hà Nội đông đúc vì lượng người, phương tiện tăng cao so với thời gian TP áp dụng giãn cách theo các Chỉ thị 17/CT-UBND và 20/CT-UBND của UBND TP. Tuy việc di chuyển có một chút khó khăn, nhưng đa số người dân tỏ ra hồ hởi vì Thủ đô đang dần quay lại với nhịp sống thường ngày.

Phương tiện lưu thông tăng cao vào buổi sáng
Theo Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 20/9 của UBND TP Hà Nội, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thủ đô được điều chỉnh trong tình hình mới. Thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tránh phát sinh nên người dân di chuyển trong địa bàn TP không cần sử dụng giấy đi đường, quy định về các phân vùng được dỡ bỏ nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được thuận lợi.
Từ 6 giờ ngày 21/9, Hà Nội áp dụng phòng, chống dịch bệnh theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi hoàn thành việc tiêm chủng 2 mũi cho toàn bộ người dân và thông báo mới của UBND TP. Do những rào cản về giấy tờ được tháo gỡ, đồng thời các cửa hàng, công ty, DN được hoạt động trở lại và một số nhu cầu của người dân đi, về ngoại thành nên số lượng người, phương tiện lưu thông tăng cao vào buổi sáng.
  Giao thông Hà Nội nhộn nhịp trong ngày trở lại guồng quay. Ảnh: Phạm Công
Ở một số tuyến đường xảy ra tình trạng ùn tắc cục bộ. Theo ghi nhận của PV, giao thông chậm nhịp tại các tuyến đường này diễn ra trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Thời điểm đó, lực lượng chức năng phải căng mình để thực hiện phân luồng, giữ nhịp cho người tham gia giao thông để tránh ùn tắc kéo dài. Trung tá Nguyễn Đức Thắng, Đội trưởng đội CSGT số 7 – Phòng CSGT (Công an TP Hà Nội) cho biết, chủ yếu tại các điểm giao cắt, lượng phương tiện dừng chờ đèn đỏ mới bị dồn lại.
Cũng trong sáng 21/9, ghi nhận của PV cho thấy vị trí chốt cứng phân vùng đã được tháo dỡ, như tại Cống Chèm, dù cầu nhỏ nhưng các phương tiện vẫn lưu thông nhanh chóng với sự điều tiết của lực lượng chức năng. Trên các tuyến đường phía Bắc hướng vào trung tâm TP như đê Chèm; An Dương Vương; Lạc Long Quân; Võ Chí Công.. giao thông thông thoáng, phương tiện lưu thông với tốc độ ổn định và không xảy ra ùn tắc. Ở cung đường phía nam Hà Nội như Giáp Bát, Giải Phóng, hiện tượng giao thông đông đúc cũng diễn ra nhưng không quá phức tạp.
Dù việc đi lại có phần vất vả so với thời gian giãn cách, nhưng anh Lê Hữu Hùng (Thanh Oai) cho biết, trước khi ra đường sáng nay, bản thân anh cũng đã dự đoán giao thông sẽ không vắng vẻ như những ngày trước đó. Theo anh Hùng, thời gian di chuyển quãng đường từ Thanh Oai tới nơi làm việc ở Thanh Xuân trong sáng 21/9 có lâu hơn, nhưng nếu nhìn nhận tích cực, việc này cho thấy TP đang “khỏe” trở lại.
Không chủ quan
Chia sẻ với PV, Chuyên gia giao thông, Tiến sỹ Phan Lê Bình đánh giá, trong sáng 21/9, có thể thấy giao thông Thủ đô đã được khôi phục rất rõ nét, lưu lượng có thể đạt khoảng 50% so với cao điểm. Trong một vài ngày tới, theo nhận định của Tiến sỹ Phan Lê Bình, lưu lượng giao thông sẽ có chiều hướng tăng lên do một số nhu cầu mà người dân chưa thực hiện được trong thời gian giãn cách ví dụ như đưa, đón con cái từ ngoại thành về nhà; mua sắm đồ dùng, thiết bị phục vụ đời sống sinh hoạt gia đình...
 Đường Trường Trinh ô tô, xe máy ''chen chân'' nhau nhích từng tí một. 
Cho dù đây là tín hiệu khả quan khi các công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả nhất định, nhưng Tiến sỹ Phan Lê Bình cho rằng người dân cần nhận thức rõ, hiện nay Hà Nội đang áp dụng biện pháp phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 15/CT-TTg chứ không phải dỡ bỏ hoàn toàn giãn cách, việc này nhằm hạn chế ở mức thấp nhất diễn tiến khó lường của dịch bệnh Covid-19.
Do đó, các cơ quan, DN cũng cần chung tay với công tác của TP bằng cách xem xét phân chia giờ làm, trực cách nhật, tạo nhiều khung giờ trong ngày để giảm thiểu số lượng người lao động cùng ra đường vào một thời điểm. Bên cạnh đó, tình trạng người tham gia giao thông "quên" chấp hành quy định về ATGT cũng cần phải được chấm dứt.
Sau nhiều nỗ lực và đạt một số thành quả nhất định trong phòng, chống dịch Covid-19, Hà Nội đã có nới lỏng một số hoạt động tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh phục hồi trở lại và tạo điều kiện cho đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Bên cạnh đó, các ban, ngành cũng đang xây dựng kế hoạch phục hồi sản xuất kinh doanh để tập trung thực hiện sau ngày 21/9, nhưng Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh, kết quả này có bền vững hay không phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó có ý thực tự giác chấp hành, tuân thủ các quy định phòng, chống dịch của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn TP.
Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, lý do vẫn chưa được chủ quan trong công tác phòng, chống dịch, vì mặc dù hiện nay TP đã đạt tỷ lệ rất cao đối với số mũi tiêm cho người dân, nhưng theo yêu cầu của ngành Y tế, trạng thái của Thành phố vẫn chưa thể trở lại “bình thường mới” do tỷ lệ tiêm mũi 2 của Hà Nội mới đạt 12%, trong khi yêu cầu bắt buộc phải là trên 70% mũi 1 và trên hoặc bằng 20% mũi 2. “Do vậy, nguy cơ dịch bệnh bùng phát vẫn còn, chưa thể lạc quan có thể mở cửa ngay trở lại cuộc sống bình thường được”, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ