Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Giúp trẻ vượt qua khó khăn do học trực tuyến kéo dài

Kinhtedothi – Từ cuối năm học cũ vắt sang năm học mới, học sinh vẫn chưa được đến trường do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Các chuyên gia đồng tình rằng, học online là chủ trương đúng đắn, là giải pháp hữu hiệu nhất để duy trì việc học nhưng cũng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực của hình thức học tập này lên trẻ. Vấn đề đặt ra là cha mẹ, thầy cô có những giải pháp nào để hạn chế áp lực cho trẻ do học online kéo dài?

Gia tăng nhiều nguy cơ
Những tác hại không mong muốn của học online kéo dài đã được dự báo nhưng khi hầu hết các cấp bước vào năm học mới, nhiều vấn đề dần lộ rõ, điển hình là chất lượng học online chưa thực sự đảm bảo; bài giảng trực tuyến cơ bản vẫn thuần túy giống học trên lớp; giờ học kéo dài, chương trình học quá nặng… khiến trẻ không tập trung, buồn ngủ, áp lực, mệt mỏi …
Trẻ học trực tuyến tại nhà, vấn đề đảm bảo dinh dưỡng cũng rất nan giải. Chị Nguyễn Thị Loan, công nhân KCN Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ cho hay, chị có 2 con đều cấp tiểu học. Gần 2 tháng gần đây, công ty có đơn hàng nên vợ chồng chị đi làm suốt nên không có thời gian chăm sóc con. Trước khi đi làm, chị cố gắng sơ chế món ăn cơ bản để hết giờ học sáng, các con cắm cơm rồi tự ăn. “Biết việc ăn uống của bọn trẻ rất qua loa, không đảm bảo nhưng tôi cũng không làm nào khác được”- chị Loan nói.
 Khi học online, trẻ sẽ tăng tĩnh tại, giảm hoạt động thể lực, sử dụng thiết bị kéo dài 
Còn chị Hoàng Thùy Dung, trú tại Nam Từ Liêm chia sẻ: “Suốt giai đoạn giãn cách tôi làm việc ở nhà. Những tưởng có thời gian chăm lo, cơm nước chu đáo cho con nhưng ngược lại. Mẹ bận làm tối mắt, đến giờ ăn cũng không đứng lên được để đi nấu cơm. Con mải học online triền miên, quên cả đói nên bữa cơm của cả nhà thường ăn quá bữa và cũng chỉ có vài món đơn giản, ăn nhiều đồ đóng hộp, đông lạnh, ít ăn rau và hoa quả”.
Theo PGS. TS Bùi Thị Nhung, Viện Dinh dưỡng quốc gia thì học online kéo dài sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe đối với trẻ. Đó là bởi, trẻ ở nhà lâu, dù các thầy cô đã thiết kế bài giảng xen kẽ hoạt động thể chất giữa giờ nhưng trẻ không được giao tiếp bạn bè, tiếp xúc thiết bị điện tử trong thời gian dài, tăng tĩnh tại, giảm hoạt động thể lực khiến ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của trẻ như: mệt mỏi, giảm tập trung, stress, tăng nguy cơ thừa cân béo phì; cận thị và tăng độ cận… Đây là thực trạng đáng lo lắng, đòi hỏi cha mẹ, nhà trường phải suy nghĩ thực sự nghiêm túc và trách nhiệm để có hướng giải quyết.
Cha mẹ phải làm gì?
Để con học online hiệu quả, điều đầu tiên là cha mẹ phải kiên trì để giúp con nhiều hơn. Về vấn đề này, theo Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH) Đặng Hoa Nam, Cục Trẻ em đã có nhiều tài liệu, sản phẩn hướng dẫn cha mẹ; tuy nhiên cũng yêu cầu cha mẹ rà soát, thiết kế, đảm bảo ngôi nhà mình thực sự là nơi an toàn cho trẻ.
Nhà giáo Đỗ Thị Mai- Hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Yên (quận Cầu Giấy) cho hay, thông thường tháng đầu của năm học mới là thời gian ổn định tâm sinh lý của trẻ, nhất là những học sinh tiểu học, lớp 1, lớp 2. Với những trẻ có cá tính đặc biệt (nhút nhát quá hoặc hiếu động quá), phụ huynh cần chủ động trao đổi, kết nối với cô giáo để cô nắm bắt, triển khai phương pháp như gọi phát biểu, liên tục cho con xuất hiện trên màn hình; phân nhóm trên phòng zoom để cô và các bạn giúp đỡ, tương tác từ đó cô động viên, khen ngợi, khích lệ để con tiến bộ, tự tin hơn.
“Nếu như ở trường, các con phải tự ép mình vào kỷ luật trong môi trường tập thể thì ở nhà các con lại tự do làm điều mình thích, có bố mẹ để làm nũng, điều đó phần nào khiến cho việc học online của con trở nên khó khăn hơn. Bố mẹ cần đồng hành với nhà trường, các thầy cô giáo xây dựng nguyên tắc, phương pháp học online hiệu quả, khoa học và yêu cầu con nghiêm túc thực hiện”- nhà giáo Đỗ Thị Mai cho biết.
 Cha mẹ nên tạo cho con thói quen giờ nào việc nấy khi học online
Theo nhà giáo Đỗ Thị Mai, hãy tạo cho con thói quen “giờ nào việc nấy”. Khi đang học thì không ăn vặt, không nói chuyện với anh chị em trong nhà, không chơi game, không xem youtube… Ngược lại, đến giờ chơi, giờ ăn thì cũng không lấy bài ra học. Đặc biệt đối với các con lớp 1, lớp 2, điều này sẽ giúp các con hình thành những nền nếp đầu tiên và sẽ trở thành hành trang quan trọng đi cùng trẻ đến khi trưởng thành. Giai đoạn đầu sẽ rất khó khăn nhưng những lợi ích mà nó mang lại trong cuộc sống sau này thì rất giá trị.
Ngoài ra, môi trường an toàn, không gian học yên tĩnh là những điều kiện quan trọng để trẻ có thể giữ được sự tập trung. Yếu tố tâm lý của trẻ cùng sự phối hợp của phụ huynh với cô giáo đóng vai trò tiên quyết, quyết định chất lượng giờ học trực tuyến.
Còn PGS. TS Bùi Thị Nhung đưa ra khuyến cáo: Khi học online, trẻ ăn cả 3 bữa tại nhà. Nếu bữa ăn thiếu sự đa dạng, không đúng giờ sẽ ảnh hưởng tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Trẻ đang độ tuổi phát triển nên cần được cung cấp đủ năng lượng, chất đạm, các vitamin và khoáng chất. Phụ huynh lưu ý chế độ ăn cho trẻ phải đáp ứng được nhu cầu về rau xanh, củ, quả chín tùy lứa tuổi để tăng khả năng hấp thụ, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch của trẻ. Sinh hoạt của trẻ cần điều độ, nên ngủ sớm, ngủ đủ giấc để đảm bảo minh mẫn cho một ngày học tập mới.
Đồng hành học online hiệu quả
Việc không được đến trường với thầy cô, bạn bè là một sự thiệt thòi, ảnh hưởng lớn tới tâm sinh lý của trẻ. Nhận thức sâu sắc điều đó, trường Tiểu học Trung Yên (quận Cầu Giấy) vừa tổ chức hội thảo trực tuyến “Đồng hành học online hiệu quả” dành cho phụ huynh học sinh lớp 1, lớp 2. Nội dung cơ bản của hội thảo nói về tầm quan trọng của giáo dục gia đình, tâm lý của trẻ trong các giai đoạn, những nguyên tắc vàng trong giáo dục và nghệ thuật làm bạn cùng con. Buổi hội thảo đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho các cha mẹ học sinh lớp 1, lớp 2 trong hành trình đồng hành cũng con để có những tiết học online hiệu quả.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ