Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Gỡ nút thắt trong cổ phần hóa

Quá trình cổ phần hóa (CPH), thoái vốn DN Nhà nước (DNNN) giai đoạn 2011 - 2015 tại Hà Nội đã thổi một luồng gió mới, nâng cao năng lực quản trị, sức cạnh tranh của DNNN.

Sau CPH, nhiều DNNN đã bứt phá về mặt doanh thu, lợi nhuân cũng như thu nhập của cán bộ, công nhân viên (CBCNV). Một trong những “nút thắt” cần tháo gỡ để đẩy nhanh quá trình CPH DNNN là “gỡ” tâm lý sợ CPH của lãnh đạo, CBCNV, để họ cảm thấy thực sự là người làm chủ, đóng góp tích cực vào phát triển, sản xuất,               kinh doanh của DN.
“Thúc” đổi mới quản trị
Từ một DN 100% vốn Nhà nước, sau 5 năm CPH, thoái vốn DNNN, Công ty CP Cơ điện Trần Phú không những hoạt động ổn định mà còn có những bước tiến vượt bậc trong sản xuất, kinh doanh. Năm 2010, Cơ điện Trần Phú thoái vốn lần đầu với tỷ lệ 35% vốn Nhà nước. Thời điểm đó, DN có doanh thu 7.882 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 35 tỷ đồng, thu nhập bình quân của CBCNV ở mức 6 triệu đồng/tháng. Đến nay, sau 5 năm CPH, tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại Cơ điện Trần Phú còn gần 39%, doanh thu của DN đã tăng lên con số gần 8.000 tỷ đồng. Lợi nhuận DN tăng gần 5 lần, lên mức 159 tỷ đồng, thu nhập của CBCNV trung bình 14 triệu đồng/người.
Những con số này đã chứng tỏ được năng lực cạnh tranh, hiệu quả của công tác CPH DNNN. “Cái mà DN thu được trong quá trình thoái vốn là thu hút được thêm nhân lực, nguồn lực tài chính, kinh nghiệm của các nhà đầu tư lớn, thổi một luồng gió mới vào quản trị DN. Quá trình này cũng giúp người lao động trở thành những cổ đông - chủ nhân của DN, đóng góp thực sự vào quá trình phát triển của DN mà họ làm chủ” - bà Đỗ Thị Thu Trà - Tổng Giám đốc Công ty CP Cơ điện Trần Phú cho biết.

Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm tại siêu thị Hapro. Ảnh: Hải Linh

Cơ điện Trần Phú là một trong những DN điển hình đã bứt phá sau CPH. Ông Nguyễn Xuân Sáng - Chi cục trưởng Chi cục Tài chính DN, Sở Tài chính cho biết, công tác CPH DNNN thời gian qua đã có những tác động tích cực đến đổi mới quản lý DN. “Quá trình CPH không những thay đổi về sở hữu, mà còn thay đổi căn bản công tác quản lý DN. Người lao động từ vị trí làm công ăn lương, sau khi DN CPH đã trở thành cổ đông, có quyền lợi gắn chặt với quyền lợi DN, làm cho phương thức quản lý, sản xuất, kinh doanh thay đổi, người lao động - cổ đông nâng cao ý thức, trách nhiệm với công việc cũng như với DN của mình” - ông Sáng đánh giá.
Theo báo cáo của Sở Tài chính Hà Nội, giai đoạn 2011- 2015, UBND TP đã hoàn thành phê duyệt giá trị DN và phương án CPH 56 DNNN. Tính đến 31/8/2016, 45/56 DN đã triển khai bán cổ phần lần đầu; 4/56 DN đã tổ chức đại hội cổ đông lần đầu; 35/56 DN đã được UBND TP quyết định chuyển sang công ty cổ phần; 35/65 DN đã được duyệt chi phí CPH; 25/56 DN được thực hiện xác định vốn Nhà nước bàn giao sang công ty cổ phần. Ngoài ra, các hình thức sắp xếp lại DNNN khác như bán 1 DN, chuyển hồ sơ sang tòa án xin phá sản 2 DN cũng đã được UBND TP thực hiện.
Về thoái vốn DNNN, giai đoạn 2011- 2015, UBND TP Hà Nội đã hoàn thành thoái vốn Nhà nước tại 51 DN. Tổng giá trị thực hiện thoái vốn theo sổ sách là 780 tỷ đồng, giá trị thực tế bán được là 1.654 tỷ đồng, chênh lệch tăng 874 tỷ đồng. Trong 8 tháng năm 2016, UBND TP cũng đã thực hiện thoái vốn tại 13 DN, tổng giá trị thực hiện thoái vốn theo sổ sách 127 tỷ đồng, giá trị thực tế bán được 626 tỷ đồng.
Bớt tâm  lý e sợ
Tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), thời gian qua, DN đã tiến hành CPH, thoái vốn tại nhiều DN thành viên. Sau CPH, thoái vốn, các DN này đều hoạt động ổn định và phát triển hơn. Theo ông Vũ Thanh Sơn - Tổng Giám đốc Hapro, một trong những “nút thắt” của quá trình CPH là tâm lý “sợ” CPH của cán bộ lãnh đạo, công nhân viên của DN. “Tuyên truyền cho quá trình CPH DNNN khó nhất là ở tâm lý “sợ” CPH của CBCNV. Sợ thay chủ, vị trí lãnh đạo sẽ thay đổi, CBCNV mất việc. Tuy nhiên, sau quá trình CPH 6 đơn vị trực thuộc, chúng tôi thấy rằng, dù sở hữu Nhà nước, tư nhân hay đa sở hữu thì ở đâu cũng cần những cán bộ tâm huyết, cố gắng hết mình vì sự phát triển chung. Đây cũng là tiền đề quan trọng để việc CPH thực sự hiệu quả” - ông Sơn nhấn mạnh.
Là một “người cũ” gắn bó với Cơ điện Trần Phú, Tổng Giám đốc Đỗ Thị Thu Trà thừa nhận, nỗi sợ CPH là nỗi sợ có thật của đa số lãnh đạo, công nhân viên của Công ty trước CPH. Vấn đề là làm thế nào để người lao động cảm thấy yên tâm, thấy những đóng góp, quyền lợi của mình được đảm bảo để họ tiếp tục cống hiến cho Công ty.
Báo cáo của Sở Tài chính Hà Nội cho biết, tại đa số các công ty đã CPH giai đoạn 2011 - 2015, người lao động từ vị trí làm công ăn lương thành cổ đông, HĐQT và bộ máy điều hành đều được lựa chọn.  Ông Hà Minh Hải - Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội cho biết, trong quá trình CPH, tái cơ cấu DNNN thời gian qua, các chính sách trợ cấp, hỗ trợ đào tạo lại nghề cho người lao động, hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại được thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Vì thế, DN CPH và người lao động yên tâm, đảm bảo ổn định xã hội.
Để CBCNV thôi “sợ” CPH, công tác tuyên truyền phải sâu rộng để người lao động hiểu được giá trị của CPH, quyền lợi của mình khi DN CPH. Giá trị thương hiệu DN có sự đóng góp không nhỏ của đông đảo CBCNV nên việc đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động là cần thiết để nâng cao hiệu quả CPH.
            Bà Đỗ Thị Thu Trà - Tổng Giám đốc Công ty CP Cơ điện Trần Phú

Với đặc thù công việc, chúng tôi có một lực lượng lao động rất lớn. Do vậy, để giữ ổn định hoạt động DN và tâm lý người lao động, chúng tôi đề xuất UBND TP Hà Nội cho phép các DN được thoái vốn theo lộ trình để tránh những xáo trộn.
Ông Nguyễn Thanh Nam Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội

Thoái gần 4.000 tỷ đồng vốn Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020
Giai đoạn 2016 - 2020, TP Hà Nội sẽ thực hiện CPH 16 DN, gồm 5 Tổng công ty, 4 công ty mẹ và 7 công ty TNHH MTV 100% vốn Nhà nước thuộc UBND TP. Bên cạnh đó, Hà Nội tiếp tục thực hiện tái cơ cấu sau đó CPH Công ty TNHH MTV Haprosimex, phá sản Công ty Kỹ thuật điện thông, bán Cửa hàng lương thực số 60 Ngô Thì Nhậm, triển khai chuyển giao Công viên Tuổi trẻ Thủ đô thuộc Công ty Đầu tư và Dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội sang Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh Hà Nội, sau đó thực hiện phá sản Công ty Đầu tư và Dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội. Giai đoạn 2016 - 2020, TP thực hiện thoái vốn Nhà nước đầu tư tại 96 DN với tổng giá trị vốn theo sổ sách là 3.583 tỷ đồng. Việc thoái vốn phải được thực hiện công khai, minh bạch, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và thực hiện đúng, đầy đủ các chính sách với người lao động, đảm bảo sản xuất, kinh doanh ổn định.
 

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Xu hướng kinh doanh mới và bước chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

Xu hướng kinh doanh mới và bước chuyển mình cho doanh nghiệp Việt

18/01/2025 | 10:26

Sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành bán lẻ với xu hướng đa kênh, thanh toán không tiền mặt và ứng dụng công nghệ ngày càng phổ biến. 59% nhà bán hàng rất lạc quan về tình hình kinh doanh năm 2025 và muốn mở rộng kinh doanh thay vì tiết kiệm chi phí.

Khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc

Khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc

09/01/2025 | 17:35

Kinhtedothi – Ngày 9/1, tại khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh, TP Hà Nội) Công ty J&T Express Việt Nam đã tổ chức lễ khánh thành trung tâm trung chuyển hàng hóa J&T Express Hà Nội. Đây là trung tâm trung chuyển lớn nhất của đơn vị này tại khu vực miền Bắc.

Tin tài trợ