Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Đông bảo đảm an toàn thực phẩm trong bếp ăn các nhà trường

Kinhtedothi – Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong các nhà trường năm học 2018 – 2019, phòng Y tế quận Hà Đông phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo quận triển khai các quy định về việc đảm bảo ATTP của bếp ăn tập thể đến các nhà trường.

Tăng cường kiểm tra, giám sát

Ngay khi kết thúc năm học 2017 - 2018, phòng Y tế đã phối hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo quận triển khai các quy định về việc đảm bảo ATTP của bếp ăn tập thể đến các nhà trường để nhà trường chủ động rà soát việc thực hiện các quy định, củng cố cơ sở vật chất và lựa chọn các cơ sở cung cấp thực phẩm đảm bảo cho năm học mới. Trước khi vào năm học 2018-2019, phòng Y tế quận Hà Đông phối hợp với phòng Giáo dục & Đào tạo quận đã tổ chức tập huấn về công tác ATTP cho BGH các nhà trường nên nhận thức về công tác ATTP của lãnh đạo các nhà trường cũng như của người tham gia chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong các cơ sở giáo dục ngày càng được nâng cao.
 Tập huấn kiến thức về ATTP tại Hà Đông.
Theo bà Nguyễn Thị Bình, Trưởng phòng Y tế quận: Tổng số người tham dự tập huấn lên đến gần 500 người. Ngoài tập huấn phòng Y tế còn gửi các văn bản quy định có liên quan đến các nhà trường, BGH các nhà trường để thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát bếp ăn từ đầu đến cuối quy trình, đảm báo công tác nuôi dưỡng trẻ về chất lượng dinh dưỡng cũng như an toàn thực phẩm. Tổng số bếp ăn tập thể được kiểm tra 43 cơ sở. Trong đó nhóm, lớp tư thục là 2 cơ sở; 25 trường mầm non; 16 trường tiểu học, trung học cơ sở.

Ngoài được học tập kiến thức vệ sinh ATTP, người phụ trách bếp ăn và nhân viên trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm được khám sức khoẻ định kỳ, không mắc các bệnh nhiễm trùng thuộc danh mục được Bộ Y tế quy định, có giấy xác nhận kiến thức về ATTP. Đến nay 42/43 nhà trường tổ chức khám sức khỏe và xác nhận kiến thức đầy đủ cho nhân viên.

Đảm bảo 100% nhân viên trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm được trang bị trang phục bảo hộ riêng, có tạp dề, đeo khẩu trang, mang găng tay chuyên dụng, đội mũ ... khi tham gia chế biến, thực phẩm và chia ăn cho trẻ.
 Công tác kiểm tra các cơ sở kinh doanh thực phẩm, rau xanh trên địa bàn Hà Đông.
Lãnh đạo các nhà trường đã ký cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước. Những trường không tự nấu ăn, chủ yếu là trường tiểu học lãnh đạo nhà trường đã ký kết hợp đồng cung cấp suất ăn cho nhà trường, quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của từng bên chi tiết, cụ thể nhằm giúp bữa ăn cho trẻ đảm bảo chất lượng, an toàn. Các đơn vị đều có đầy đủ tư cách pháp nhân, hồ sơ thủ tục pháp lý đảm bảo theo quy định, 40/43 nhà trường đã ký cam kết, đạt 93%.

Điều kiện về cơ sở vật chất bảo đảm

Cùng với công tác tăng cường kiểm tra, giám sát các nhà trường trên địa bàn quận Hà Đông đều bảo đảm cở sở vật chất tại các bếp ăn. Cụ thể, bố trí riêng biệt không gần các khu vực ô nhiễm như nhà vệ sinh, cống, rãnh thoát nước... Khu vực chế biến thực phẩm được thiết kế theo nguyên tắc một chiều từ khu giao nhận nguyên liệu đầu vào, khu sơ chế, khu nấu... đến khu chia thực phẩm, tránh ô nhiễm chéo. Thùng thu gom rác, chất thải... có nắp đậy bảo đảm vệ sinh. Đến nay 42/43 nhà trường có bếp ăn được thiết kế theo nguyên tắc một chiều.
Các bếp ăn được trang bị tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm, có trường trang bị tủ cấp đông để bảo quản thực phẩm cho trẻ. Đa số các trường đều được trang bị các trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo, được làm bằng inox, nhôm, thủy tinh hoặc nhựa chuyên dùng không gây độc, không có mùi lạ, không gây thôi nhiễm vào thực phẩm, có nắp đậy, được vệ sinh sạch sẽ. 41/43 trường được trang bị đầy đủ tủ sấy bát đĩa rất đảm bảo an toàn vệ sinh, tương đương 95,3%.

Cùng với đó, các nhà trường đã ký hợp đồng mua nguyên liệu thực phẩm với những nhà cung cấp có đủ hồ sơ năng lực do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP. Nguyên liệu thực phẩm được mua tại các cửa hàng cố định, thực phẩm bao gói sẵn có công bố chất lượng sản phẩm, bao bì có nhãn mác đầy đủ thông tin, hạn sử dụng.
 Hợp tác xã DVTH Hoà Bình cung ứng rau xanh cho gần 20 trường học đảm bảo an toàn, rõ nguồn gốc.
Theo ông Trịnh Văn Vĩnh, Giám đốc HTX dịch vụ tổng hợp Hoà Bình, phường Yên Nghĩa: Đơn vị cung cấp rau xanh, củ quả cho các nhà trường từ năm 2010 đến nay. Năm đầu có gần 10 trường, đến nay số trường HTX cung cấp rau xanh lên gần 20 trường. Hơn 7 năm cung cấp rau xanh cho trường học HTX chưa để xảy ra vụ ngộ độc nào. Nguồn rau của HTX sản xuất đúng theo quy trình VietGap. Mỗi sáng xã viên của HTX thu hái xong đem cung cấp trực tiếp vào các nhà trường nên luôn đảm bảo tươi ngon.

Tại các bếp ăn, khi nhập rau xanh, thực phẩm khác đều được cân đo số lượng, trọng lượng, ghi chép đầy đủ vào sổ kiểm thực 3 bước có ký nhận của nhà cung cấp thực phẩm, bếp trưởng, kế toán, nhân viên y tế và đại diện BGH nhà trường. Thức ăn được cho trẻ ăn ngay sau khi chế biến, chất lượng bữa ăn tương đối đảm bảo đủ khẩu phần, cân bằng các chất dinh dưỡng, phù hợp với lứa tuổi của trẻ mầm non, tiểu học.

Quận đã kiểm tra, nhắc nhở 8 cơ sở chấp hành các quy định của pháp luật về ATTP; xử phạt vi phạm hành chính 13 cơ sở, trong đó có 10 trường mầm non; 3 trường tiểu học. Tổng số tiền phạt: 53,5 triệu đồng. Phòng Y tế đã tổ chức hậu kiểm với các bếp ăn có vi phạm, đến nay 100% các cơ sở này đều đã khắc phục, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn trong trường học.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ