Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Đông chủ động chuẩn bị các điều kiện đón học sinh đến trường

Kinhtedothi - Chuẩn bị cho học sinh bước vào năm học mới, thời gian qua quận Hà Đông đã chủ động chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, giáo viên để đón học sinh tựu trường.

Đảm bảo cơ sở vật chất

Năm học 2023-2024, quận Hà Đông đón 119.386 học sinh ở các cấp học, là địa phương có tốc độ đô thị hóa và dân số cơ học tăng nhanh. Xác định số lượng học sinh đến trường năm sau cao hơn năm trước từ 3.000-5.000 học sinh, năm nay quận đã chủ động xây dựng và đưa vào sử dụng các trường học mới và đơn nguyên.

Các trường sửa sang trường lớp và trang trí khánh tiết để đón học sinh tựu trường.

Theo bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng Phòng GD&ĐT quận Hà Đông: “Năm học 2023-2024, quận Hà Đông quan tâm xây dựng đơn nguyên cho 10 trường, tại các khu vực học sinh gia tăng số lượng nhiều và chống xuống cấp cho các trường, như trường Tiểu học Kiến Hưng, Nguyễn Trãi, Kim Đồng, Phú La; THCS Trần Đăng Ninh, Văn Quán, Mầm non La Dương. Hiện quận tiếp tục xây dựng 1 trường THCS, dự kiến năm 2024 đưa vào sử dụng. Đến nay, Hà Đông có tổng số có 139 trường, trong đó có 97 trường công lập, 42 trường tư thục, với 3.030 nhóm lớp, đáp ứng được yêu cầu học tập của học sinh”.

Nhờ đẩy mạnh bổ sung trường lớp cho các cấp học, nên năm học 2023-2024 các lớp học trên địa bàn quận Hà Đông cơ bản giữ ổn định, sỹ số không quá đông. Cụ thể, cấp Mầm non, trung bình 32 trẻ/lớp; cấp Tiểu học trung bình 44 học sinh/lớp; cấp THCS số học sinh trung bình 41 em/lớp.

Để đảm bảo phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết, các trường đã phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức dọn vệ sinh môi trường trong và xung quanh trường, trang trí khánh tiết đón học sinh đến trường.

Phân luồng học sinh

Để tạo mọi điều kiện cho học sinh đến trường, ngoài việc phát triển hệ thống trường tư thục để giảm tại sỹ số tại các trường công lập trên địa bàn, quận Hà Đông còn đảm bảo phân luồng học sinh vào trường ngay từ các lớp đầu cấp. Đặc biệt, các địa phương luôn quan tâm, dù số lượng học sinh gia tăng cơ học nhanh, nhưng không để học sinh nào đến tuổi không được đi học.

Công khai niêm yết quy định tuyển sinh ngoài cổng trường để phụ huynh học sinh tiện tìm hiểu.

Phó Chủ tịch UBND phường Phú La Nguyễn Phương Anh chia sẻ: “Theo điều tra phổ cập giáo dục, hiện nay các trường trên địa bàn đáp ứng được yêu cầu đến trường của học sinh các cấp. Phú La chỉ có mỗi cấp 1 trường, riêng cấp THPT không có. Năm học 2023-2024 có khoảng gần 6.000 học sinh cho các cấp. Cấp Tiểu học từ năm ngoái đều vượt qua số chuẩn 45 cháu/lớp, cấp THCS vẫn đảm bảo đạt chuẩn về sỹ số.

Đối với nhu cầu học theo hộ khẩu thường trú, tạm trú, phường luôn đáp ứng được trường lớp cho các em. Trong khi quỹ đất xây trường đã hết, thời gian tới sẽ khó khăn khi dân cư chuyển về phường rất đông. Đặc biệt, có 3 tổ dân số là 7, 8 và tổ 10 nhiều gia đình chưa có sổ đỏ. Tuy nhiên, các nhà trường đều phối hợp với tổ dân phố, công an đi xác minh về tình trạng ở của hộ gia đình và vẫn tạo điều kiện cho các em đến trường khi đến tuổi đi học”. 

Theo Phòng GD&ĐT quận Hà Đông, hàng năm, căn cứ vào số điều tra phổ cập, đơn vị phối hợp với UBND các phường phân lại tuyến tuyển sinh cho phù hợp với cơ sở vật chất của từng nhà trường. Đồng thời, tổ chức tuyên truyền tới các bậc phụ huynh về kế hoạch tuyển sinh của quận tại từng cấp học và từng trường trên địa bàn mỗi phường, từ đó tạo điều kiện để các bậc phụ huynh nắm rõ được đối tượng, chỉ tiêu, quy mô học sinh trên lớp, hướng dẫn cách thức tuyển sinh trực tuyến trên phần mềm của Sở GD&ĐT, giúp phụ huynh yên tâm tham gia tuyển sinh cho con em đúng quy định.

Phòng chức năng đã trang bị đủ thiết bị cho việc giảng dạy và học tập.

Căn cứ các quy định về tuyển sinh, hướng dẫn của Sở GD&ĐT về công tác tuyển sinh đầu cấp, UBND quận ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tuyển sinh cấp quận, xây dựng Kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp. Qua kiểm tra, báo cáo của Phòng GD&ĐT và các đơn vị trường học, công tác tuyển sinh đầu cấp tại các trường trên địa bàn quận diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Bên cạnh công tác chuẩn bị trường lớp, quận Hà Đông còn bố trí đủ giáo viên dạy và học trong năm học này. Bà Phạm Thị Lệ Hàng cho biết thêm: “Hà Đông bước vào năm học 2023-2024 còn thiếu hơn 800 giáo viên so với quy định Bộ GD&ĐT. Để đảm bảo có đủ giáo viên giảng dạy, quận đã chỉ đạo nhà trường ký hợp đồng với các giáo viên theo Nghị định 111 của Chính phủ.

Đến thời điểm này, các nhà trường đã hợp đồng đủ giáo viên đứng lớp, đáp ứng cho yêu cầu giảng dạy. Đồng thời quận tổ chức bồi dưỡng chính trị trong hè và chuyên môn nghiệp vụ, chương trình sách giáo khoa mới 2018 cho các giáo viên. Phân công giáo viên phù hợp với chuyên môn giảng dạy. Ngoài ra, các nhà trường còn phối hợp với phụ huynh học sinh chuẩn bị tâm lý và các điều kiện về học phẩm để bước vào năm học mới''.

Hà Đông tăng cường giải pháp đảm bảo trật tự đô thị

Hà Đông tăng cường giải pháp đảm bảo trật tự đô thị

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

28/01/2025 | 04:39

Kinhtedothi - Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như đang hối hả, bận rộn hơn khi nơi đây đang bước vào vụ hoa lớn nhất trong năm, phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận dịp Tết.

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

26/01/2025 | 11:50

Kinhtedothi - Dù còn những khó khăn, nhưng với quyết tâm cao trong lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của UBND huyện, cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai năm 2024 đã có nhiều khởi sắc.

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

26/01/2025 | 11:25

Kinhtedothi – Tăng cường tuyên truyền, giám sát việc chấp hành các quy định về PCCC… là những việc mà Công an quận Tây Hồ tập trung thực hiện nhằm ngăn chặn những nguy cơ mất an toàn về cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là các nơi thờ cúng, đốt vàng mã.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ