Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: bồi dưỡng kỹ năng trả lời người dân trên môi trường số cho cán bộ, công chức

Kinhtedothi-Theo lãnh đạo Sở Nội vụ Hà Nội, mục tiêu của Lớp bồi dưỡng là trang bị kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức TP nâng cao nhận thức trong công tác tham mưu cải cách hành chính; kỹ năng trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân trên môi trường số...

Hôm nay, 18/10, Sở Nội vụ Hà Nội và Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính (Học viện Hành chính Quốc gia) tổ chức khai giảng Lớp bồi dưỡng “Công tác cải cách hành chính (CCHC) TP Hà Nội năm 2024”.

Tham dự Lớp bồi dưỡng có 400 học viên là các đối tượng: công chức tham mưu công tác CCHC, công chức tiếp nhận, xử lý hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của các sở, ban, ngành, đơn vị hiệp quản và các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND TP; công chức của các quận, huyện, thị xã...

Các đại biểu và học viên tham dự Lớp bồi dưỡng ''Công tác cải cách hành chính TP Hà Nội năm 2024''

Thay mặt lãnh đạo TP và Sở Nội vụ Hà Nội phát biểu khai giảng Lớp bồi dưỡng, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Mai Xuân Trường cho hay, đây là một hoạt động thiết thực của TP thực hiện Kế hoạch công tác CCHC năm 2024 của UBND TP Hà Nội và Quyết định 2512/QĐ-UBND ngày 11/5/2024 của UBND TP về việc giao chỉ tiêu kế hoạch, dự toán kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình, kế hoạch, đề án, dự án của T.Ư và TP Hà Nội năm 2024.

Mục tiêu là trang bị, cập nhật kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao nhận thức trong công tác tham mưu, triển khai công tác CCHC và kỹ năng trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, tổ chức trên môi trường số, không gian mạng; bồi dưỡng, nâng cao nhận thức nội dung các Chỉ số PAPI, SIPAS, PAR-Index; trao đổi, nhân rộng giải pháp, những thành tựu, sáng kiến, kinh nghiệm, cách làm hay trong công tác CCHC, những việc làm cụ thể, hiệu quả của chính quyền TP với người dân, tổ chức, DN.  

Năm 2024, TP Hà Nội tập trung tổ chức triển khai các chương trình bồi dưỡng chuyên môn chuyên sâu để nâng cao chất lượng, đội ngũ, đặc biệt đối với đội ngũ lãnh đạo cấp phòng phụ trách một số lĩnh vực TP đang quan tâm.

Đến nay, Sở Nội vụ đã phối hợp các cơ quan, đơn vị đào tạo, bồi dưỡng hoàn thành tổ chức 4 chương trình bồi dưỡng với 14 lớp/666 học viên, về các nội dung: kinh nghiệm quản lý nhà nước (QLNN) và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại; chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong QLNN theo ngành, lĩnh vực (nội chính, kinh tế, đô thị, văn hóa xã hội); quản lý, khai thác, phát huy các giá trị văn hóa để xây dựng ngành công nghiệp văn hóa gắn với phát triển kinh tế du lịch Thủ đô; quản lý, xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp hiện đại.

Cùng đó, tổ chức 4 lớp/88 lượt người bồi dưỡng tại nước ngoài (2 lớp về nội dung "kinh nghiệm QLNN và tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, quản lý, đầu tư xây dựng phát triển đô thị xanh, thông minh, hiện đại của một số nước tiên tiến" tại Trung Quốc; 2 lớp về nội dung "chuyển đổi số, ứng dụng CNTT trong phục vụ xây dựng chính phủ điện tử, chính quyền số và thành phố thông minh" tại Hàn Quốc). Dự kiến trong quý IV/2024 tiếp tục tổ chức 5 lớp bồi dưỡng tại nước ngoài về các nội dung này.

Chuyên gia SIPAS - Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ truyền đạt cho các học viên nội dung về đo lường sự hài lòng của người dân do Bộ Nội vụ triển khai

Lớp bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày, với nội dung, tập trung vào 3 chuyên đề:

Thứ nhất, trao đổi về Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI) do UNDP triển khai; những vấn đề cần quan tâm, khắc phục đối với TP Hà Nội; một số vấn đề phân tích, đánh giá kết quả Chỉ số PAPI năm 2023 của Hà Nội; về Chỉ số PAR-Index do Bộ Nội vụ triển khai; về đo lường sự hài lòng của người dân (SIPAS) do Bộ Nội vụ triển khai; những vấn đề cần quan tâm, khắc phục đối với TP Hà Nội.

Thứ hai, về chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo, định hướng về công tác CCHC của T.Ư; quan điểm chỉ đạo và yêu cầu của UBND TP về công tác CCHC; một số vấn đề qua phân tích, đánh giá kết quả Chỉ số CCHC năm 2023 của các sở, cơ quan tương đương sở, UBND quận, huyện, thị xã; những vấn đề cần quan tâm, khắc phục; những vấn đề về chuyển đổi số, hệ thống thông tin, ứng dụng dùng chung TP, kênh tiếp nhận phản ánh kiến nghị của người dân và DN về quy định hành chính qua ứng dụng Zalo tại địa chỉ Zalo Official Acount “Phản ánh kiến nghị TP Hà Nội”, I-HaNoi, CaBinet; quy trình tiếp nhận, xử lý giải quyết TTHC trên môi trường mạng.

Thứ ba, đi thực tế 1 ngày tại quận, huyện, các cơ quan, đơn vị thuộc TP và tổ chức kiểm tra đánh giá. 

Hà Nội: nhiều cán bộ công chức được bồi dưỡng trở thành những "trưởng phòng số"

Hà Nội: nhiều cán bộ công chức được bồi dưỡng trở thành những "trưởng phòng số"

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quận Hai Bà Trưng sẵn sàng “Phục vụ Nhân dân - vui Xuân đón Tết”

Quận Hai Bà Trưng sẵn sàng “Phục vụ Nhân dân - vui Xuân đón Tết”

17/01/2025 | 09:20

Chia sẻ về mô hình giải quyết thủ tục hành chính “Phục vụ Nhân dân- vui Xuân đón Tết”, Trưởng Phòng Tư pháp Quận Hai Bà Trưng cho hay, dù rất vất vả nhưng trước sự ủng hộ, hài lòng của người dân từ dịp Tết năm ngoái, cán bộ công chức xác định tiếp tục không ngừng cố gắng...

Quận Hai Bà Trưng: các phường mới hoạt động thông suốt, người dân được phục vụ tốt

Quận Hai Bà Trưng: các phường mới hoạt động thông suốt, người dân được phục vụ tốt

09/01/2025 | 07:27

Kinhtedothi-Tròn 1 tuần từ khi hoạt động bộ máy chính quyền sau sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC), các phường mới tại Quận Hai Bà Trưng phải giải quyết khối lượng công việc lớn hơn nhiều do số dân tăng cao, song thực tế chưa ghi nhận bất kỳ phản ánh hay phàn nàn, bức xúc của người dân...

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ