Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội bước vào cao điểm chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa Xuân

Kinhtedothi - Sau khi hoàn thành gieo cấy, các địa phương trên địa bàn Hà Nội đang tiếp tục vận động, hướng dẫn bà con tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp chăm sóc cho lúa Xuân, đặc biệt trước diễn biến thời tiết và sâu bệnh hại phức tạp.

Tranh thủ thời tiết ấm áp, chị Nguyễn Thị Ngát ở thôn 1 xã Thạch Đà (huyện Mê Linh) xuống đồng kiểm tra tiến độ sinh trưởng của lúa Xuân. “Cũng may là đợt rét đậm, rét hại vừa qua, gia đình chưa bón phân đạm nên cây lúa không bị ảnh hưởng…” - chị Ngát cho hay. Sở dĩ vậy là bởi lúa mới cấy sau bón phân đạm bị lạnh rễ, gặp giá rét sẽ rất dễ chết.

Bà con nông dân huyện Mê Linh bón phân cho lúa Xuân. Ảnh: Tùng Nguyễn.

Bên xứ đồng Bồng Mạc (xã Liên Mạc, huyện Mê Linh), bà Phạm Thị Quân đang tập trung bón phân đạm cho lúa mới cấy. Vụ Xuân năm nay, hộ bà Quân gieo trồng 6 sào lúa giống mới. Cùng với bón phân, bà Quân cũng cẩn thận kiểm tra, bổ sung nguồn nước dưỡng cho cây lúa bảo đảm mực nước từ 2 - 3cm theo khuyến cáo của cán bộ khuyến nông địa phương để lúa không bị bó rễ, sinh trưởng ổn định. 

 

Liên quan đến công tác phòng trừ sâu bệnh hại, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Nội Lê Xuân Trường lưu ý, bà con nông dân cần thường xuyên kiểm tra ruộng đồng để theo dõi diễn biến của ốc bươu vàng; kịp thời phát hiện các bệnh ngẹt rễ và đạo ôn, cũng như chuột hại trên lúa mới cấy để chủ động các biện pháp phòng, chống.

Cùng với nông dân huyện Mê Linh, bà con trên địa bàn các quận, huyện, thị xã của Hà Nội cũng tích cực xuống đồng để chăm sóc lúa Xuân ngay từ giai đoạn lúa non. Chủ động bố trí nguồn mạ để cấp dặm, cấy bù tại những diện tích lúa bị chết, không thể phục hồi do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; những diện tích bị chết chòm, mất khoảng để bảo đảm mật độ lúa Xuân.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Hà Nội Lê Xuân Trường khuyến cáo trong giai đoạn hiện nay, bà con nông dân cần duy trì mực nước từ 2 - 3cm trên mặt ruộng; thực hiện bón thúc (khi nhiệt độ không khí trung bình cao hơn 15 độ C); tiến hành sục bùn để giúp lúa đẻ nhánh nhiều và tập trung; tiến hành bón thúc kịp thời, cân đối và sử dụng phân bón NPK đa yếu tố, phân bón chuyên dùng…

Để bảo đảm hiệu quả sản xuất lúa Xuân, Sở NN&PTNT Hà Nội chỉ đạo trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật tại các quận, huyện, thị xã tăng cường hướng dẫn nông dân biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh gây hại; kịp thời ra thông báo hướng dẫn khi sâu bệnh đến ngưỡng phòng trừ, không để lây lan diện rộng.

Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đề nghị các doanh nghiệp thuỷ lợi của TP phối hợp chặt chẽ với phòng kinh tế, hợp tác xã tại địa phương trong công tác quản lý vận hành công trình điều tiết nguồn nước; tránh để cây trồng bị ngập úng, nhưng vẫn bảo đảm đủ nước phục vụ tưới dưỡng cho lúa Xuân.

Hà Nội: Không để thiếu nước tưới dưỡng cho lúa Xuân

Hà Nội: Không để thiếu nước tưới dưỡng cho lúa Xuân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ