Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Các bến phà hoạt động trở lại sau khi nới lỏng giãn cách xã hội

Kinhtedothi - Sau khi TP Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, nhiều bến phà qua sông Hồng đã hoạt động trở lại, đóng góp lớn trong việc vận chuyển hàng hóa, hành khách và phương tiện vận tải qua lại.

Theo ghi nhận của PV, sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, tất cả các bến phà trên địa bàn các huyện Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên đã bắt đầu hoạt động trở lại trong khoảng 2 ngày trở lại đây.
Chủ bến phà Vạn Phúc - Ninh Sở cho biết, bến chính thức hoạt động trở lại từ ngày 25/4 sau gần 1 tháng tạm dừng hoạt động. Đối tượng qua lại chủ yếu là công nhân; người buôn bán nhỏ; vận chuyển hóa, nông sản và có cả học sinh.
Bến phà Vạn Phúc - Ninh Sở (thuộc địa bàn 2 xã: Vạn Phúc, huyện Thanh Trì và Ninh Sở, huyện Thường Tín) nối với huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên). Trong sáng 28/4, lưu lượng qua lại bến phà này khá tập nập. Trung bình cứ khoảng 10 - 15 phút lại có 1 chuyến phà xuất bến di chuyển sang bến phà Dương Liệt bên kia sông Hồng.
Giá đi phà tại bến Vạn Phúc - Ninh Sở: Người đi bộ: 5.000 đồng; xe đạp: 5.000 đồng; xe đạp thồ (có hàng): 6.000 đồng; xe máy: 10.000 đồng; xe máy thồ hàng: 12.000 đồng; ô tô con: 30.000 đồng; xe tải nhỏ: 35.000 đồng; ô tô trên 1,8 tấn: 50.000 đồng; xe tải trên 5 tấn: 80.000 đồng...
Chị Nguyễn Thị Hà (36 tuổi, trú tại huyện Văn Giang, Hưng Yên), công nhân của một nhà máy tại huyện Thanh Trì cho biết, hàng ngày nếu chị đi làm qua bến phà Vạn Phúc này thì khoảng cách từ nhà đến chỗ làm việc chỉ gần 10km. Trong thời gian cách ly xã hội vừa qua, chị Hà buộc phải đi vòng qua cầu Thanh Trì với quãng đường hơn 30km.
Mất khoảng 5 - 7 phút để di chuyển qua phà từ bờ bên này sang bờ bên kia.
Tại các bến phà thuộc huyện Thường Tín như: Mễ Sở (nối với huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên); Hồng Vân (nối với huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên), hay Chương Dương (nối với huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên),… đều mới được mở cửa từ ngày 27/4.
Theo đại diện các bến phà này, do huyện Thường Tín vẫn là khu vực có nguy cơ cao dịch bệnh Covid-19 nên bên phía Hưng Yên chưa dám nối lại của các bến phà này. Đến ngày hôm qua (27/4), các bến phà thuộc địa bàn huyện Thường Tín mới được hoạt động.
Tại bến phà Mễ Sở (huyện Thường Tín), lượng phương tiện qua lại sáng 28/4 khá đông
Bến phà Hồng Vân nối xã Hồng Vân (huyện Thường Tín) với xã Bình Minh (huyện Khoái Châu, Hưng Yên)
Chỉ có một số ít hành khách đi phà mặc áo phao.
Trên phà tại bến Thọ An (huyện Đan Phượng), thời điểm chiều 27/4 có khá ít phương tiện qua lại.
Bến phà Thọ An nối liền huyện Đan Phượng với huyện Mê Linh cũng mới được hoạt động trong 2 ngày gần đây
Các bến phà góp phần không nhỏ kết nối giao thông giữa hai bờ sông Hồng
Theo quan sát của PV, đa số hành khách đi phà đều đeo khẩu trang đầy đủ. Tuy nhiên, nhiều phà có dấu hiệu chở vượt quá công suất cho phép; chưa chấp hành đầy đủ các quy định an toàn đối với hành khách đi phà... Để đảm bảo an toàn giao thông đường thuỷ, các lực lượng chức năng cần thường xuyên tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở chủ phà và người dân thực hiện nghiêm quy định, nhất là trong mùa mưa bão sắp tới.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ