Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Các trường tiểu học tư thục sẽ tuyển sinh đầu cấp trực tuyến

Kinhtedothi - Học kỳ I năm học 2023 - 2024, các trường tiểu học trên địa bàn TP duy trì ổn định, nền nếp, đảm bảo chất lượng dạy và học. Năm học 2024 - 2025, các trường khối tư thục xây dựng phương án để thực hiện tuyển sinh trực tuyến đầu cấp như khối công lập.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu tại hội nghị
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu tại hội nghị

Ngày 16/1, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức sơ kết học kỳ I, triển khai nhiệm vụ trọng tâm học kỳ II năm học 2023 – 2024 cấp tiểu học trên địa bàn TP.

Năm học 2023 – 2024 là năm thứ 4 ngành Giáo dục triển khai chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018. Với cấp tiểu học, học sinh các khối 1, 2, 3, 4 thực hiện Chương trình GDPT 2018, học sinh lớp 5 thực hiện chương trình GDPT 2006. Đây cũng là năm thứ hai thực hiện giảng dạy chương trình bắt buộc với môn tiếng Anh, Tin học và Công nghệ cấp tiểu học.

Thống kê của Sở GD&ĐT cho thấy: Hiện toàn TP có 817 trường tiểu học, 20.662 lớp với 777.293 học sinh. Đáng lưu ý, sỹ số trung bình của cấp tiểu học là 37,63 học sinh/lớp. Đa số các quận huyện đảm bảo 1 phòng học/lớp.

Cấp tiểu học Hà Nội có 33.626 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, duy trì tỷ lệ 1,53 giáo viên/lớp. Số lượng cơ cấu giáo viên đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục. Việc triển khai bồi dưỡng đào đạo giáo viên cơ bản hoàn thành đúng kế hoạch. Từ đầu năm học 2023 – 2024 đến nay, các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã tổ chức 467 chuyên đề; các cơ sở giáo dục tổ chức được 11.040 chuyên đề.

Năm học 2023 - 2024, sỹ số trung bình của cấp tiểu học là 37,63 học sinh/lớp

Việc tổ chức dạy học Tin học, Ngoại ngữ, Công nghệ, nội dung giáo dục địa phương, giáo dục STEM được các cơ sở giáo dục triển khai nghiêm túc, hiệu quả. 100% nhà trường tiếp tục thực hiện việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học; có 99,87% học sinh được học 2 buổi/ngày, 489 trường triển khai thư viện điện tử (chiếm 59,8%).

Các đơn vị mua sắm đủ trang thiết bị dạy học tối thiểu cho các lớp thực hiện Chương trình GDPT 2018. Toàn TP hiện có 1.237 phòng học tiếng Anh và 1.010 phòng học Tin học. Các quận, huyện, thị xã đã đầu tư xây dựng, thành lập mới 9 trường tiểu học, bố trí cải tạo, sửa chữa nhiều hạng mục tại hơn 300 trường, tăng thêm 286 phòng học. Tính đến hết năm 2023, toàn cấp học có 529 trường chuẩn quốc gia đạt chuẩn còn trong hạn (đạt 73,07%).

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đánh giá, trong học kỳ I năm học 2023 – 2024, khối tiểu học đã nỗ lực duy trì nề nếp ổn định, thực hiện bài bản chương trình giáo dục, cập nhật phương án dạy học tối ưu, đóng góp tích cực vào kết quả chung của ngành...

Kết thúc học kỳ I, chất lượng giáo dục tiểu học trên toàn TP được đảm bảo, ổn định, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình môn học/hoạt động giáo dục đạt từ 98,5% trở lên.

Tuy nhiên, việc thực hiện tỉ lệ giờ học trực tuyến từ 2%-5% tại đa số các cơ sở giáo dục chưa thực hiện đảm bảo; triển khai thực hiện giáo dục địa phương lớp 4 còn chậm so với yêu cầu. Cùng với đó, công tác quy hoạch mạng lưới trường, lớp ở một số quận chưa đảm bảo yêu cầu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

Trong học kỳ II, cấp tiểu học tăng cường kèm cặp học học sinh để tăng tỷ lệ học sinh hoàn thành nhiệm vụ năm học; tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trường học trong phòng chống dịch bệnh; tăng cường các giải pháp cải tiến, đổi mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đẩy mạnh triển khai giáo dục STEM theo chỉ đạo của Bộ GD&ĐT; tổ chức lựa chọn sách giáo khoa lớp 5, tập huấn giảng dạy sách giáo khoa lớp 5 đảm bảo 100% cán bộ quản lý, giáo viên được tập huấn trước tháng 8/2024, quan tâm đời sống, đảm bảo chế độ chính sách đối với giáo viên…

Chuẩn bị cho công tác tuyển sinh năm học 2024 – 2025, Sở GD&ĐT đề nghị các cơ sở giáo dục tiểu học tư thục lên phương án, kế hoạch thực hiện tuyển sinh trực tuyến như trường công lập, tiến tới 100% các trường tiểu học tuyển sinh trực tuyến, không để xảy ra bức xúc, lộn xộn trong công tác tuyển sinh.

 Giáo dục Hà Nội tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu

Giáo dục Hà Nội tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu

Hà Nội: Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ nhóm trẻ độc lập địa bàn KCN

Hà Nội: Đẩy mạnh chính sách hỗ trợ nhóm trẻ độc lập địa bàn KCN

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ