Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội “đánh thức” tiềm năng du lịch ngoại thành để hút khách

Kinhtedothi - TP Hà Nội với khu vực ngoại thành rộng lớn, có cảnh quan, các làng nghề độc đáo và nhiều di tích giá trị. Khu vực ngoại thành Hà Nội có nhiều lợi thế xây dựng tour du lịch hấp dẫn thu hút khách góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội địa phương.

Nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức

Hà Nội có 18 huyện, thị xã mỗi địa phương đều có những tiềm năng, lợi thế riêng cho khai thác du lịch. Chia sẻ về nguồn lực phát triển du lịch ngoại thành, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Gia Lâm Hoàng Việt Cường cho biết, Gia Lâm có bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử với 320 di tích lịch sử văn hóa, trong đó đền Phù Đổng được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt. Cùng các di tích, huyện Gia Lâm còn bảo tồn nhiều lễ hội truyền thống như lễ hội Gióng, lễ hội Chử Đổng Tử…

Thực tế cho thấy, các huyện, thị xã khác của Hà Nội cũng có thế mạnh riêng để tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn. Về giá trị văn hóa, lịch sử, Hà Nội có những điểm đến tiêu biểu như: thành cổ Sơn Tây, đền Và, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây); đền thờ Nguyễn Trãi (Thường Tín), làng cổ Cự Đà, Ước Lễ (Thanh Oai)... Huyện Mỹ Đức vốn có quần thể danh thắng Hương Sơn (chùa Hương) mỗi năm, thu hút hàng triệu lượt khách tham quan.

Du khách quốc tế tham quan di tích văn hóa tại huyện Quốc Oai. Ảnh: Hoài Nam

Điều đáng chú ý, nhiều di tích ở ngoại thành có giá trị đều nằm cùng trên trục giao thông chính của thành phố. Đơn cử như dọc Đại lộ Thăng Long có chùa Thầy (Quốc Oai), chùa Tây Phương (Thạch Thất) đều là những Di tích Quốc gia đặc biệt. Trục đường 32 có đình Đại Phùng (Đan Phượng), đền Hát Môn (Phúc Thọ) và các di tích trên địa bàn Sơn Tây…

Mặc dù được xem là "mỏ vàng" của du lịch Thủ đô nhưng hiện các huyện ngoại thành vẫn chưa khai thác hết tiềm năng vốn có nên lượng khách đến với các huyện ngoại thành chưa nhiều. Bí thư Huyện ủy Đan Phượng Trần Đức Hải thừa nhận, việc phát triển du lịch ở Đan Phượng vẫn gặp nhiều khó khăn, do chưa có sản phẩm đặc trưng và chưa có sự kết nối các điểm đến giữa nội thành và ngoại thành. Cùng quan điểm, Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng cho rằng, tiềm năng du lịch của Ba Vì rất lớn nhưng việc thiếu liên kết với các đơn vị lữ hành cùng những khó khăn trong việc đầu tư hạ tầng giao thông khiến cho những điểm đến đẹp của Ba Vì còn là “khoảng cách” với ngay cả người dân địa phương.

Lý giải nguyên nhân khiến các huyện ngoại thành chưa thu hút được du khách mặc dù có nhiều tiềm năng, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu nêu rõ, hầu hết các huyện ngoại thành chưa xác định được đối tượng khách cần thu hút nên chưa có quy hoạch sản phẩm, chiến lược phát triển rõ ràng. Bên cạnh đó, dịch vụ du lịch còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, hoạt động xúc tiến chưa mang tính chuyên nghiệp khiến lượng khách đến các huyện ngoại thành chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Du khách tham quan đền thờ An Dương Vương (Đông Anh). Ảnh: Hoài Nam

Tận dụng tiềm năng để bứt phá

Để đánh thức những tiềm năng, lợi thế hấp dẫn du khách, theo các chuyên gia, các địa phương cần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch trên địa bàn, đầu tư đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo môi trường du lịch lành mạnh, đẩy mạnh sự kết nối với doanh nghiệp.

Giám đốc Cơ quan Hỗ trợ hợp tác quốc tế vùng Paris (Pháp) tại Việt Nam Emmanuel Cerise cho rằng với khách nước ngoài, đặc biệt là các nước châu Âu họ rất thích tìm hiểu di sản văn hóa của các nước châu Á. Vì thế, Hà Nội cần quan tâm vấn đề bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch ở các địa phương. Để phát huy các tiềm năng dồi dào của vùng ven đô Hà Nội, theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội Nguyễn Mạnh Thản, các địa phương cần quy hoạch, đẩy mạnh phát triển những sản phẩm du lịch mới mang tính đặc trưng, đồng thời xác định rõ đối tượng du khách để có kế hoạch phát triển sản phẩm.

Đồng tình với phân tích này, dưới góc độ doanh nghiệp Giám đốc điều hành Công ty du lịch AZA Travel Nguyễn Tiến Đạt cho rằng, khu vực ngoại thành có nhiều tiềm năng, thế mạnh về văn hóa, lịch sử, để thu hút du khách cần tạo ra sản phẩm du lịch có tính trải nghiệm, tương tác cao. Trước mắt cần tập trung xây dựng 2 sản phẩm chính là du lịch làng nghề và du lịch nông nghiệp. Nhưng để làm được điều này cần liên kết chặt chẽ với khu vực nội thành để hình thành tour, tuyến hợp lý, có tính liên thông cao.  

Du khách tham quan làng tăm hương Quảng Phú Cầu (Ứng Hóa). Ảnh: Hoài Nam

Trong khi đó, Phó chủ tịch CLB Lữ hành UNESCO Hà Nội Nguyễn Tuấn Anh đề nghị các địa phương cần tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm, trong đó nên tận dụng việc tuyên truyền trên mạng xã hội như Facebook, Zalo. “Thời gian tới các huyện ngoại thành cần có những cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp du lịch đầu tư xây dựng hệ thống lưu trú nghỉ dưỡng, đáp ứng nhu cầu du lịch” – ông Tuấn Anh hiến kế

Trước những hiến kế của doanh nghiệp, chuyên gia, Giám đốc Sở Du lịch Đặng Hương Giang cho biết, du lịch ngoại thành là trọng điểm trong kế hoạch phát triển du lịch Thủ đô, để làm được điều này đòi hỏi các địa phương cần xây dựng sản phẩm du lịch mới, tạo sự liên kết chặt chẽ để biến tiềm năng thành “đòn bẩy” thu hút khách du lịch. Vừa qua Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các huyện ngoại thành  xây dựng hai tuyến du lịch mới “Khám phá Con đường di sản Nam Thăng Long”. Cụ thể, Trung tâm Hà Nội - Thanh Trì - Thường Tín - Phú Xuyên và tuyến Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức. Thông qua việc xây dựng tuyến du lịch mới làm mô hình nhân rộng tới tất cả các huyện ngoại thành.

Như vậy để đánh thức những tiềm năng du lịch ngoại thành, bên cạnh sự hỗ trợ của các cấp ngành, bản thân chính quyền và nhân dân địa phương cũng cần biết linh hoạt tiếp cận và huy động sự tham gia của cả cộng đồng vào khai phá, phát triển du lịch. Đồng thời đẩy mạnh quảng bá hình ảnh để du khách biết đến những nét đặc sắc của vùng, từ đó dựng xây các điều kiện cần và đủ để phát triển du lịch.

Doanh nghiệp du lịch nỗ lực thích ứng vượt cơn siêu bão số 3

Doanh nghiệp du lịch nỗ lực thích ứng vượt cơn siêu bão số 3

Khai mạc đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch

Khai mạc đêm hội Trăng rằm và xúc tiến thương mại gắn kết du lịch

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đà Nẵng, Phú Quốc, Tây Ninh dự báo đông khách dịp Tết Ất Tỵ

Đà Nẵng, Phú Quốc, Tây Ninh dự báo đông khách dịp Tết Ất Tỵ

11/01/2025 | 21:48

Kinhtedothi - Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày dự báo Đà Nẵng, Phú Quốc và Tây Ninh là những điểm đến được “săn đón” hàng đầu. Với các lễ hội đặc sắc, cảnh quan đầu tư và trải nghiệm đẳng cấp, các địa phương này hứa hẹn thu hút đông đảo du khách.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ