Hà Nội: Đầu tư cơ sở vật chất, tạo đà cho giáo dục phát triển
Kinhtedothi-Giáo dục Hà Nội có quy mô lớn nhất và cũng là đơn vị dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường mua sắm thiết bị dạy học là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ngành, đáp ứng yêu cầu đổi mới.
![Cơ sở vật chất lớp học được đầu tư đồng bộ, hiện đại](https://resource.kinhtedothi.vn/2023/12/12/kien-co.jpg)
Sau 15 mở rộng địa giới hành chính, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, quy mô mạng lưới trường, lớp của ngành giáo dục và đào tạo được mở rộng và không ngừng phát triển.
Năm học 2022 – 2023, TP có 2.840 trường mầm non, phổ thông, 29 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) và 1 Trường Bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội. So với cùng kỳ năm 2008, Hà Nội tăng 537 trường với khoảng 65.000 lớp (tăng 26.000 lớp); 2.177.000 học sinh (tăng hơn 834.000 học sinh); gần 123.000 giáo viên (tăng trên 50.000 giáo viên); 65.264 phòng học (tăng 28.252 phòng học).
Quy mô mạng lưới trường, lớp của ngành giáo dục và đào tạo được mở rộng và không ngừng phát triển, cơ sở vật chất, trang thiết bị được tăng cường đầu tư, cơ bản từng bước được kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng yêu cầu cho dạy và học trong thời kỳ mới, đặc biệt giai đoạn 2008 đến 2023 đã xây mới tăng hơn 28.000 phòng học.
Diện tích sàn/học sinh nhìn chung tăng đều ở các cấp - đạt 9,8m2/học sinh (tăng gấp 3,6 lần so với năm 2008); số lượng trường đạt chuẩn quốc gia đến năm 2023 đạt 1.643 trường (tăng 3,82 lần so với năm 2008).
Sở GD&ĐT cho biết, đến nay cơ bản mỗi xã, phường, thị trấn đã có 1 trường mầm non công lập, 1 trường tiểu học công lập, 1 trường THCS công lập và đảm bảo cứ 3 - 5 vạn dân có 1 trường THPT công lập phục vụ nhu cầu học tập của con em Nhân dân trên địa bàn TP.
Cùng với đó, việc mua sắm, bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu đảm bảo đủ cho việc dạy và học, trong đó có kinh phí mua sắm bổ sung thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1, lớp 3, lớp 4, lớp 6, lớp 7, lớp 8 và lớp 10, lớp 11 cho chương trình GDPT 2018 luôn được TP chú trọng đầu tư.
Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho chương trình GDMN, GDPT thành phố; xây dựng và tích hợp các chương trình mục tiêu quốc gia, nông thôn mới để tăng cường cơ sở vật chất cho các trường mầm non, phổ thông; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa trường, lớp học (ưu tiên cấp học mầm non và tiểu học), phát triển giáo dục vùng núi, vùng dân tộc, vùng khó khăn.
Cùng với đó, Hà Nội sẽ xây dựng thêm 7 trường phổ thông tiên tiến hiện đại có diện tích từ 5 ha trở lên theo Chương trình 06-CTr/TU ngày 17/3/2021; đồng thời nghiên cứu phát triển thêm các trường có nhiều cấp học tiên tiến, hiện đại tại những nơi có điều kiện kinh tế thuộc các quận, huyện còn lại.
![Gần 400 giáo viên, nhân viên trúng tuyển viên chức ngành giáo dục Hà Nội](https://resource.kinhtedothi.vn//2023/12/04/tuyen-1.jpg)
Gần 400 giáo viên, nhân viên trúng tuyển viên chức ngành giáo dục Hà Nội
Kinhtedothi - Ngày 4/12, Sở GD&ĐT đã tổ chức lễ công bố quyết định tuyển dụng gần 400 viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội qua kỳ tuyển dụng năm 2023.
![Hà Nội: Coi trọng phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục](https://resource.kinhtedothi.vn//2023/12/07/gdbd.jpg)
Hà Nội: Coi trọng phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Kinhtedothi - Trong 15 năm qua, Hà Nội luôn coi trọng và đánh giá cao vai trò của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quan lý (CBQL) giáo dục, coi việc phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQL là khâu then chốt để triển khai thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.
![Hà Nội: Giao lưu, chia sẻ để kéo gần khoảng cách giáo dục nội thành - ngoại thành](https://resource.kinhtedothi.vn//2023/12/11/tieu-hoc-2.jpg)
Hà Nội: Giao lưu, chia sẻ để kéo gần khoảng cách giáo dục nội thành - ngoại thành
Kinhtedothi-Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, giáo dục ngoại thành Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực. Các giải pháp kéo giảm khoảng cách giáo dục đã được đưa ra, trong đó có việc liên kết giữa các đơn vị qua phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển-Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm”.