Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Kinhtedothi - Hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội có xu hướng gia tăng. Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp, Hà Nội đã triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch bệnh SXH.

Đã ghi nhận hơn 3.900 ca sốt xuất huyết

Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp và là chu kỳ dịch bệnh SXH, năm 2022, số ca mắc SXH trên địa bàn TP có xu hướng gia tăng.

Đến nay, trên địa bàn TP đã ghi nhận hơn 3.900 ca SXH. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn. Trong đó một số quận, huyện ghi nhận số mắc bệnh cao là Thanh Oai, Thanh Trì, Đống Đa, Đan Phượng…

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết tại huyện Thạch Thất.

Quyết liệt triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh SXH, thực hiện hướng dẫn của Bộ Y tế, chỉ đạo của UBND TP Hà Nội, Sở Y tế, CDC Hà Nội đã phối hợp với trung tâm y tế (TTYT) quận, huyện, thị xã triển khai những hoạt động phòng chống SXH. Đơn cử như TTYT quận, huyện, thị xã bố trí nhân lực, thành lập đội phản ứng nhanh kịp thời điều tra véc tơ. Xử lý môi trường khi phát hiện ca bệnh. Đảm bảo đủ kinh phí, thuốc, vật tư, hóa chất đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống dịch; duy trì hoạt động chủ động giám sát phát hiện bệnh nhân SXH tại cộng đồng và cơ sở y tế. Thực hiện giám sát véc tơ truyền bệnh SXH.

Các đơn vị triển khai những chiến dịch vệ sinh môi trường, loại trừ ổ bọ gậy, diệt bọ gậy phòng chống SXH toàn thành phố, đặc biệt khu vực có nguy cơ cao. Thường xuyên kiểm tra, giám sát hỗ trợ công tác phòng, chống SXH khu vực ổ dịch cũ, xử lý ca bệnh, ổ dịch SXH của các xã/phường/thị trấn.

Hoạt động tập huấn thường xuyên diễn ra. Trong đó, tập huấn về kỹ năng giám sát, điều tra dịch tễ như bệnh nhân, huyết thanh, véc-tơ; kỹ thuật phun hoá chất, tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng. Kỹ năng phát hiện, xử lý bọ gậy cũng như kỹ năng tuyên truyền, vận động hộ gia đình, người dân nâng cao nhận thức, tham gia phòng chống SXH, chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng...

Phó Giám đốc phụ trách CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn nhận định, năm 2022, tình hình dịch bệnh SXH tại Hà Nội có nguy cơ bùng phát trong thời gian tới. Do bắt đầu bước vào mùa dịch theo chu kỳ hàng năm dịch SXH có thể bùng phát sau 3 - 5 năm (năm 2017 dịch bùng phát, sau 5 năm là năm 2022).

Phó Giám đốc phụ trách CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn kiểm tra dụng cụ chứa nước có bọ gậy tại huyện Thanh Trì.

Tình hình thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, số lượng cơn bão sẽ kéo dài trong tháng 10, 11, 12. Do đó, bệnh SXH cũng sẽ kéo dài theo và dịch bệnh không chỉ đỉnh dịch vào tháng 10, mà có thể vào giữa tháng 10, tháng 11. Tuy công tác phòng chống dịch bệnh SXH được triển khai từ đầu năm nhưng cần tập trung quyết liệt vào tháng 10, 11,12 để hạn chế số ca mắc, chuyển biến nặng và tử vong.

Bên cạnh đó, địa bàn TP rộng, quá trình đô thị hóa, kết cấu khu dân cư tập trung, nhiều ngõ, ngách nhỏ, dân số đông, di biến động dân cư lớn, có nhiều công trường xây dựng lớn, nhỏ, nhiều khu nhà trọ, chợ truyền thống, khu đất trống... Do đó, nếu người dân chủ quan, lơi là, không có ý thức thì dịch bệnh sẽ bùng phát, khi xuất hiện dịch khả năng lây lan và bùng phát sẽ nhanh.

Phòng, chống dịch bệnh từ việc đơn giản

Phó Giám đốc phụ trách CDC Hà Nội cho rằng, nếu chúng ta hiểu rõ về dịch bệnh SXH, thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh của cơ quan y tế thì người dân hoàn toàn có thể phòng chống được dịch bệnh. SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Người dân loại trừ được bọ gậy, dụng cụ chứa nước, không có bọ gậy, không có muỗi thì không có SXH.

Phun thuốc diệt muỗi tại các điểm công cộng có nguy cơ cao.

“Qua theo dõi, trên 80% bệnh nhân mắc SXH là thể nhẹ, nếu người bệnh mắc SXH hiểu về bệnh, được theo dõi và tư vấn đúng sẽ hạn chế được bệnh diễn biến nặng. Nhưng hiện nay, một số hộ gia đình vẫn chưa chủ động dọn vệ sinh sạch sẽ, qua kiểm tra vẫn phát hiện dụng cụ chứa nước có bọ gậy... Đồng thời, vẫn còn tình trạng một số người dân chủ quan, lơi là, khi có biểu hiện sốt, nghi ngờ mắc SXH không báo cho cơ quan y tế mà tự điều trị dẫn đến bệnh chuyển biến nặng, có nguy cơ tử vong” - bác sĩ Khổng Minh Tuấn cảnh báo.

Trước nguy cơ dịch bệnh bùng phát và diễn biến phức tạp, Phó Giám đốc phụ trách CDC Hà Nội cho rằng, để hạn chế dịch bệnh SXH cần có sự vào cuộc của hệ thống chính trị, các ban, ngành, đơn vị, người dân tham gia vào hoạt động chủ động phòng chống dịch bệnh SXH, thực hiện loại trừ ổ bọ gậy. Đối với chủ gia đình có nhà cho thuê trọ cần hướng dẫn, quán triệt người đến thuê nhà, phòng trọ chủ động phòng chống dịch bệnh SXH...

Đặc biệt, ý thức của mỗi người dân, mỗi hộ gia đình cần chủ động dọn vệ sinh làm sạch trong nhà mình, làm sạch cảnh quan môi trường xung quanh, nơi công cộng, đường làng ngõ xóm, không có dụng cụ chứa nước, không có ổ bọ gậy, không có muỗi, không có dịch bệnh SXH. Đơn giản, mỗi ngày, mỗi người chỉ cần bỏ ra 5 - 10 phút chủ động loại trừ ổ bọ gậy như tất cả dụng cụ trong nhà. Phế thải không dùng đến cần thu gom, tiêu hủy.

Cán bộ y tế tuyên truyền người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết.

Dụng cụ dùng chứa nước cần cất, không để nước ứ dọng. Bể chứa nước cần có nắp đậy kín và thường xuyên thả cá vào bồn nước và các dụng cụ chứa nước lớn để diệt lăng quăng, bọ gậy; phế thải ngoài vườn, nơi công cộng như lốp xe, vỏ hộp nhựa, túi bóng... cần thu gom xử lý triệt để. Điển hình như xã hội phát triển, người dùng hộp nhựa, xốp đựng thức ăn rất nhiều, nếu không được thu gom, xử lý mà vứt bừa bãi, thì sau cơn mưa, nước mưa ứ đọng trong đó, muỗi đẻ trứng, xuất hiện bọ gậy, sẽ có nguy cơ xảy ra SXH…

“Do đó, loại trừ ổ bọ gậy sẽ duy trì được bền vững phòng chống SXH. Đồng thời, ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt. Khi mắc bệnh, có biểu hiện sốt, nghi ngờ SXH, cần thông báo ngay cho y tế cơ sở để cán bộ y tế nắm bắt được thông tin và có những tư vấn, hướng dẫn phòng và điều trị kịp thời...” - Phó Giám đốc phụ trách CDC Hà Nội khuyến cáo.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng cường cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết 2025

Tăng cường cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết 2025

18/01/2025 | 07:50

Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Trước đó, Bộ Y tế ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết và mùa lễ hội năm 2025.

Số ca mắc sởi tại Hà Nội tiếp tục tăng

Số ca mắc sởi tại Hà Nội tiếp tục tăng

13/01/2025 | 13:30

Kinhtedothi - Ngày 13/1, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn TP ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã,; tăng 19 trường hợp so với tuần trước.

Lì xì đón Tết - Vững tâm đón con cùng IVF Hồng Ngọc

Lì xì đón Tết - Vững tâm đón con cùng IVF Hồng Ngọc

12/01/2025 | 21:57

Kinhtedothi - Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp chào đón năm mới 2025, Trung tâm HTSS IVF Hồng Ngọc đang triển khai chương trình lì xì năm mới với hàng ngàn voucher ưu đãi hấp dẫn, cao nhất giảm đến 30 triệu đồng.

Hà Nội rét đậm về đêm: người dân lưu ý giữ gìn sức khoẻ

Hà Nội rét đậm về đêm: người dân lưu ý giữ gìn sức khoẻ

11/01/2025 | 22:11

Kinhtedothi - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các tỉnh, thành miền Bắc thời tiết rét đậm về đêm. Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ rét đậm, vùng núi cao đề phòng băng giá và sương muối. Dự báo thời gian tới, nhiều đợt không khí lạnh mạnh tiếp tục tăng cường.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ