Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Gấp rút lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2022

Kinhtedothi - Sau đợt chống hạn thứ hai, Hà Nội là địa phương có diện tích lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2022 còn thấp so với nhiều tỉnh thành khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. TP đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị tập trung lấy đủ nước phục vụ bà con nông dân.

Từ 24 giờ ngày 22/1/2022, các hồ chứa thuỷ điện đã ngừng tăng cường phát điện bổ sung nguồn nước cho gieo cấy vụ Xuân.

Tuy nhiên, mực nước trên hệ thống sông Hồng, sông Đà đoạn chảy qua địa phận Hà Nội cơ bản vẫn bảo đảm để các công trình thuỷ lợi của TP Hà Nội có thể vận hành.

Công nhân vận hành Trạm bơm dã chiến Phù Sa lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2022. Ảnh: Lâm Nguyễn.

Anh Nguyễn Văn Thuỷ - Phó trạm trưởng Trạm bơm Thanh Điềm (Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thuỷ lợi Hà Nội) cho biết, hiện nay, 19 cán bộ, công nhân viên thuộc trạm vẫn được cắt cử, bố trí ứng trực 24/24 giờ để vận hành tối đa 5 tổ máy, với tổng công suất 36.500m3/giờ.

Theo anh Thuỷ, tiến độ lấy nước phục vụ 6.500ha canh tác vụ Xuân của huyện Mê Linh đến nay cơ bản vẫn đảm bảo nhờ trạm bơm Thanh Điềm mới được đầu tư. 

 

Dự kiến đợt lấy nước thứ 3 phục vụ gieo cấy vụ Xuân 2022 sẽ bắt đầu từ 0 giờ ngày 13/2/2022 và kết thúc vào 24 giờ ngày 17/2/2022 (tổng cộng 5 ngày). Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã yêu cầu các công ty điện lực đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục phục vụ vận hành cho các trạm bơm, nhất là công trình trên địa bàn Hà Nội.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi Hà Nội Đặng Anh Tuấn, thực tế trong đợt chống hạn thứ hai vừa qua, nhiều trạm bơm của Hà Nội chưa thể vận hành. Dù vậy, mực nước trong đợt xả từ các hồ chứa thuỷ điện vẫn cơ bản đảm bảo để hệ thống công trình sau nâng cấp, hạ thấp cao trình lấy nước hay các trạm bơm dã chiến của TP như: Thanh Điềm, dã chiến Phù Sa, dã chiến Bá Giang… có thể hoạt động tốt.

Với sự chủ động, tích cực của các doanh nghiệp thuỷ lợi, đến nay, diện tích canh tác vụ Xuân 2022 của Hà Nội đã có nước đạt khoảng 45.000ha, bằng hơn 50% kế hoạch.

Tuy nhiên, bên cạnh nhiều huyện có diện tích lấy nước đạt khá cao, nhiều địa phương hiện nay có tỷ lệ lấy nước còn thấp, điển hình như: Gia Lâm, Sóc Sơn, Hoài Đức, Ba Vì, Phúc Thọ...

Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Văn Tỉnh cho biết, kết thúc đợt lấy nước thứ hai, cơ bản các địa phương khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã lấy đủ nước; riêng Hà Nội còn một số khu vực chưa được cấp nước.

Chính vì vậy, đại diện Tổng cục đề nghị TP tiếp tục chỉ đạo các doanh nghiệp thuỷ lợi theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước sông Hồng, sông Đà để vận hành tối đa công suất các trạm bơm, tập trung lấy nước gieo cấy vụ Xuân 2022.

Để bảo đảm tiến độ lấy nước gieo cấy vụ Xuân, vừa qua Sở NN&PTNT Hà Nội cũng đã có văn bản đề nghị các huyện hiện có tỷ lệ lấy nước đạt thấp tích cực vận động bà con nông dân đẩy nhanh thu hoạch cây vụ Đông canh tác trên đất lúa.

Tuyên truyền, vận động người dân tranh thủ nguồn nước trên hệ thống thuỷ lợi, thực hiện làm đất đến đâu, lấy nước đổ ải đến đó, không để thất thoát, lãng phí nguồn nước sản xuất vụ Xuân 2022.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Gác lại lo toan, hòa mình vào phiên chợ quê ngày áp Tết

Gác lại lo toan, hòa mình vào phiên chợ quê ngày áp Tết

27/01/2025 | 09:52

Kinhtedothi - Tết Ất Tỵ 2025 đã cận kề. Khoảng thời gian này là lúc nhiều người gác lại công việc bộn bề, lo toan ngày thường, hòa mình vào phiên chợ quê, tận hưởng hương vị rất riêng của những phiên chợ Tết.

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025

26/01/2025 | 10:08

Kinhtedothi - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2025 để giúp doanh nghiệp bớt gánh nặng tài chính, tăng khả năng ứng phó với các rủi ro kinh tế toàn cầu.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ