Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: giết mổ, ăn thịt lợn ốm, người đàn ông bị nhiễm liên cầu lợn

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, TP vừa ghi nhận một nam bệnh nhân 36 tuổi (ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì) bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Đây là ca bệnh thứ 4 nhiễm liên cầu lợn trong năm nay trên địa bàn Hà Nội.

Trước khi khởi phát bệnh 2 ngày, nam bệnh nhân đã giết mổ và ăn thịt lợn ốm. Sau đó, bệnh nhân có biểu hiện sốt, đau đầu, nôn nhiều, được gia đình đưa đến Bệnh viện Bạch Mai.

Tại đây, bệnh nhân được chọc dịch não tủy và xét nghiệm cho kết quả dương tính với vi khuẩn liên cầu lợn (Streptococcus suis). Sau khi được điều trị và chăm sóc tích cực, tình trạng bệnh nhân đã ổn định.

Bệnh nhân mắc liên cầu lợn điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư.

Trước đó, trong tháng 6/2024, Hà Nội ghi nhận 2 trường hợp mắc liên cầu khuẩn lợn, trong đó nam bệnh nhân 83 tuổi ở quận Hà Đông khởi phát các triệu chứng sốt cao, đau đầu, cứng gáy, rối loạn ý thức sau khi ăn tiết canh tại đám cỗ. Xét nghiệm cấy máu của bệnh nhân cho kết quả dương tính với liên cầu khuẩn lợn.

Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn là khoảng 7%. Nếu bệnh nhân được cứu sống, tỷ lệ di chứng cũng rất cao (khoảng 40%, thường là bị điếc không hồi phục). Việc điều trị bệnh liên cầu khuẩn lợn cũng rất tốn kém, thời gian điều trị thường kéo dài với những loại kháng sinh đặc trị liều cao và phải sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác như: lọc máu, hỗ trợ hô hấp và tuần hoàn.

Nếu bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ thì có thể phải nằm viện điều trị ít nhất 3 tuần. Sau khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn, người bệnh hoàn toàn có thể mắc lại lần sau do bệnh không để lại miễn dịch lâu dài. Vì vậy, người dân không nên chủ quan.

Các chuyên gia khuyến cáo, để phòng bệnh, người dân chủ động tránh xa nguồn lây nhiễm bệnh, thực hành vệ sinh cá nhân cũng như môi trường sống xung quanh sạch sẽ như rửa tay kỹ khi tiếp xúc với lợn nuôi hoặc thịt lợn.

Bệnh liên cầu lợn do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây nên là bệnh lây truyền từ động vật sang người và có thể gây tử vong.

Ở những hộ chăn nuôi, khi lợn ốm chết phải chôn, đổ thuốc sát khuẩn, tiêu hủy; chuồng trại cần phun thuốc sát khuẩn hoặc báo ngay cho chính quyền địa phương để có hướng điều trị xử lý triệt để.

Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống. Người dân phải giữ các dụng cụ chế biến ở nơi sạch sẽ, rửa sạch tay và các dụng cụ chế biến sau khi tiếp xúc, chế biến thịt lợn. Dùng riêng các dụng cụ chế biến thịt sống và thịt chín.

Noài ra, người tiêu dùng nên chọn thịt lợn có dấu mộc kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt có màu sắc bất thường. Người dân không ăn thịt lợn bị bệnh, thịt tái, đặc biệt là tiết canh, nem chua… và cần thực hiện việc ăn chín, uống sôi.

Hà Nội ghi nhận 2 trường hợp mắc liên cầu lợn

Hà Nội ghi nhận 2 trường hợp mắc liên cầu lợn

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ