Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Hạn chế tối đa công trình cao tầng phía Nam sông Hồng

Kinhtedothi - Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa được duyệt có diện tích chủ yếu là không gian cây xanh mặt nước. Các khu nhà ở hiện đại chất lượng cao đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cũng sẽ được xây dựng nhưng theo hướng mật độ thấp.

Tạo lập nhiều không gian xanh

Quy hoạch nêu rõ, không gian xanh hai bên sông Hồng sẽ là các không gian mở, tạo không gian giao lưu văn hóa, vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng cho người dân đô thị, phát huy cảnh quan sinh thái nông nghiệp phục vụ sản xuất và du lịch.

Trong đó, hệ thống trung tâm văn hóa dọc bờ Bắc và bờ Nam Sông Hồng, trục kết nối không gian thành cổ Hà Nội và trục Tây Hồ Tây - Hồ Tây - Cổ Loa sẽ là không gian tổ chức các không gian lễ hội văn hóa, sự kiện văn hóa lớn của Thủ đô; công trình văn hóa cấp TP, đào tạo chuyên ngành nghệ thuật, công viên vui chơi giải trí, quảng trường lớn kết hợp tượng đài, công viên chuyên đề, các dịch vụ công cộng, dịch vụ du lịch; không gian sinh hoạt văn hóa được xây dựng mới kết hợp với tổ hợp công trình công cộng đa chức năng và không gian cây xanh công viên,...

Định hướng phát triển không gian mở hai bên sông Hồng.

Phát triển các mô hình công viên, cây xanh chuyên đề - nông nghiệp đô thị có chất lượng và kỹ thuật cao, nông nghiệp du lịch,... thu hút các hoạt động kinh tế xanh, kinh tế ban đêm, kinh tế du lịch, thể thao (dịch vụ, du lịch, thể thao,...) phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tạo lập các không gian xanh như khu công viên đô thị, công viên chuyên đề, công viên ngập lũ trên cơ sở khai thác cảnh quan hai bên sông Hồng phù hợp điều kiện tự nhiên, theo các thềm địa hình và hiện trạng sử dụng đất và khuyến khích tổ chức những cuộc thi ý tưởng để lựa chọn phương án phù hợp.

Trong đó, những công viên bảo tồn tự nhiên được bố trí tại các khu vực ngập nước thường xuyên phía ngoài đê bối. Tại đây sẽ xây dựng công viên tĩnh, cây xanh đường dạo cho người đi bộ, xe đạp, công trình dạng chòi nghỉ …

Các công viên sinh thái nông nghiệp đô thị được bố trí tại khu vực bãi sông không được phép xây dựng nằm tại những huyện ngoại thành, tiếp giáp với các khu làng xóm tồn tại lâu đời và tập trung tại phía Nam và phía Bắc. Tại đây, phát triển nông nghiệp sạch, trang trại nông nghiệp kết hợp du lịch, công trình sống chung với lũ, đường giao thông nội bộ

Không gian công viên - quảng trường đô thị được bố trí tại các bãi sông không được phép xây dựng nằm tại khu vực nội đô. Tại đây, xây dựng công viên văn hóa, vui chơi giải trí, công viên chuyên đề…, đường giao thông nội bộ dành cho xe cơ giới, bãi đỗ xe, sân vườn quảng trường đô thị và công trình chịu lũ phục vụ công viên đô thị… Các không gian có chức năng tổng hợp được bố trí tại khu vực tiếp giáp với khu vực nội đô lịch sử, gắn liền với không gian văn hóa lịch sử như cầu Long Biên, trục Hồ Tây - Cổ Loa.

Khuyến khích các mô hình quy hoạch, kiến trúc công trình đẹp, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và chống chịu lũ. Khai thác hiệu quả cảnh quan khu vực làng nghề truyền thống phục vụ kinh tế - xã hội và du lịch sinh thái dọc sông Hồng.

Các công trình tôn giáo tín ngưỡng, di tích lịch sử như đình, chùa, nhà thờ,... được bảo tồn, tôn tạo và quản lý theo quy định. Hình thức kiến trúc, chiều cao, khoảng cách công trình xung quanh di tích không được làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích.

Khuyến khích chuyển đổi các cơ sở công nghiệp sang chức năng công cộng, dịch vụ. Nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới các trường học, công trình công cộng phù hợp định hướng và tiêu chuẩn đô thị. Tổ chức xây dựng các trung tâm thương mại, dịch vụ, logistic gắn kết với hệ thống giao thông công cộng, đặc biệt tại khu vực cảng, bến thủy nội địa. 

Khu vực bãi sông và dòng sông hầu hết là khu vực không ổn định, phù hợp cho các không gian sinh thái, phục hồi tự nhiên. Tại một số khu vực tiếp giáp với khu vực nội đô lịch sử được định hướng sẽ kè cứng, tạo điều kiện tổ chức các không gian công cộng văn hóa tiếp giáp với mặt nước.

Xây dựng mật độ thấp

Đồ án quy hoạch phân khu sông Hồng có tổng diện tích khoảng 10.996,16ha, trong đó diện tích mặt nước sông chiếm khoảng 3.244ha (chiếm khoảng 30%), diện tích dành cho không gian xanh khoảng 5.462ha (khoảng 49,7%).

Như vậy, có thể thấy không gian cây xanh mặt nước chiếm phần lớn đến gần 80% diện tích trong phân khu đặc biệt này.

Bên cạnh không gian cây xanh mặt nước, các khu vực chức năng xây dựng đô thị cũng được chú trọng phát triển nhưng với định hướng trên nguyên tắc phòng  chống lũ làm mục tiêu hàng đầu và có mật độ xây dựng thấp.

Việc tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và khoảng lùi, mật độ xây dựng, tầng cao công trình (khi lập các đồ án quy hoạch chi tiết, tổng mặt bằng, dự án đầu tư xây dựng) bố cục công trình tại các khu vực phát triển đô thị cũng được yêu cầu đảm bảo không cản trở và phù hợp với hướng thoát lũ.

Đối với khu vực đất ở hiện có sẽ cải tạo nâng cao chất lượng không gian, bổ sung tăng cường hệ thống hạ tầng xã hội (sân chơi, giáo dục, y tế, văn hóa, dành quỹ đất tổ chức không gian vườn hoa, cây xanh) và hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường).

Đặc biệt, không san lấp hồ ao, cấu trúc khu nhà ở làng xóm xanh sạch đẹp, mật độ xây dựng thấp, nhiều sân vườn, nâng cao chất lượng sống.

Bên cạnh đó, sẽ xây dựng các khu nhà ở mới hiện đại chất lượng cao đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, theo hướng mật độ xây dựng thấp, cao tầng ở khu vực phía Bắc sông Hồng, thấp dần về hai bên; phía Nam sông Hồng sẽ hạn chế tối đa bố trí công trình cao tầng.

Phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đi qua 13 quận, huyện

Phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đi qua 13 quận, huyện

Chi tiết khu dân cư ngoài bãi sông Hồng được bảo tồn và di dời

Chi tiết khu dân cư ngoài bãi sông Hồng được bảo tồn và di dời

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

Đơn giá xây dựng mới về nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất

16/01/2025 | 11:10

Kinhtedothi – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 01/2025/QĐ-UBND ngày 15/01/2025 về việc Ban hành đơn giá xây dựng mới về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất để làm căn cứ tính bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn TP Hà Nội.

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

Vĩnh Phúc: sẵn sàng cho việc sáp nhập Sở GTVT và Sở Xây dựng

13/01/2025 | 09:51

Kinhtedothi - Năm 2025, bên cạnh việc triển khai thực hiện chương trình sáp nhập (Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng), lãnh đạo ngành Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định đơn vị sẽ tiếp tục phát phát huy kết quả đã đạt được, nỗ lực hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ.

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

Giá thép hôm nay 13/1: tiếp đà tăng

13/01/2025 | 07:55

Kinhtedothi - Ngày 13/1, thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán; quặng sắt ghi nhận mức giảm hàng tuần do nhu cầu yếu nhưng giới hạn kích thích của Trung Quốc giảm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ