Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội hỗ trợ Hải Dương “giải cứu” nông sản

Kinhtedothi - Dịch Covid-19 bùng phát tại Hải Dương đã khiến hàng nghìn tấn rau, củ, nông sản của người nông dân không thể tiêu thụ. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ, đã có nhiều cá nhân, DN Thủ đô, hệ thống siêu thị chung tay giải cứu nông sản giúp người dân Hải Dương.

Điểm bán hàng nông sản sạch của bà con nông dân Hải Dương trên đường Giải Phóng, Hà Nội. Ảnh: Duy Anh
Hỗ trợ tiêu thụ nông sản
Nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con Hải Dương, ngày 19/2, trên trang Facebook của một số cá nhân đăng tin “bán rau củ giúp bà con Hải Dương”. Theo đó nông sản sẽ được một số HTX trên địa bàn tỉnh thu gom hỗ trợ chi phí vận chuyển, đảm bảo đúng các quy trình khử khuẩn theo quy định của các chốt dịch đưa về Hà Nội tiêu thụ. Giá bán nông sản khá rẻ, ổi Thanh Hà 1 túi 10kg giá 50.000 đồng; su hào 40.000 đồng/1 túi 20 củ; bắp cải 35.000 đồng túi 10kg; cà rốt 70.000 đồng/1 túi 10 kg; cà chua 50.000 đồng/1 túi 10kg. Ngay sau khi đăng thông tin kêu gọi người dân Hà Nội hỗ trợ Hải Dương giải cứu nông sản, trưa ngày 20/2 đã có 10 tấn nông sản Hải Dương được kiểm dịch đã tập kết tại địa chỉ số 38 Giải Phóng (quận Đống Đa) và 39 Trần Đăng Ninh (quận Cầu Giấy). Đến đầu giờ chiều, số lượng nông sản bán tại đây đã được tiêu thụ hết.

Trước tình hình nông sản tiêu thụ tại Hải Dương gặp khó khăn, một số DN bán lẻ cũng đã tham gia "giải cứu". Giám đốc phụ trách siêu thị Co.opmart Hà Đông (quận Hà Đông) Nguyễn Thị Kim Dung cho biết: siêu thị đang phối hợp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản của các hợp tác xã trong vùng dịch Covid-19, trong đó có tỉnh Hải Dương. Trước mắt, hệ thống Co.opmart dự kiến sẽ hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại 10 điểm do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam hỗ trợ tại Hà Nội. Một số sản phẩm nông sản của các tỉnh trong vùng dịch đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, nguồn gốc sẽ được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị. “Dự kiến, từ ngày 22/2, điểm bán đầu tiên sẽ được triển khai tại Liên minh Hợp tác xã Hà Nội. Do nông sản không bảo quản được lâu nên siêu thị sẽ tiêu thụ tại khu vực miền Bắc trước”, bà Nguyễn Thị Kim Dung chia sẻ. Tương tự, Công ty Central Group và hệ thống siêu thị Big C đã tích cực thu mua, tiêu thụ nông sản thực phẩm cho nông dân để phân phối trong hệ thống bán lẻ.

Nói về việc hỗ trợ Hải Dương tiêu thụ nông sản, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết: Từ Tết Tân Sửu đến nay, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh hỗ trợ, kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Riêng với tỉnh Hải Dương, Sở Công Thương kết nối giới thiệu 66 cơ sở thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội với các đơn vị sản xuất của tỉnh Hải Dương qua đó hỗ trợ tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh tiêu thụ 300 tấn rau, củ, quả tại hệ thống phân phối trên địa bàn Hà Nội và hệ thống phân phối của các DN Hà Nội tại các tỉnh, thành.
Nông sản không có người thu hoạch, không có thương lái thu mua bị vứt ngổn ngang ngoài ruộng tại tâm dịch Chí Linh, Hải Dương. Ảnh: Duy Anh
Cần sự hỗ trợ trong vận chuyển hàng

Trong quá trình hỗ trợ tỉnh Hải Dương “giải cứu” nông sản, các DN bán lẻ và nhóm tình nguyện có chung phản ánh: Hiện, vận chuyển nông sản từ Hải Dương về Hà Nội tiêu thụ qua một số tuyến đường gặp nhiều khó khăn bởi những tỉnh giáp ranh Hải Dương hạn chế không cho lưu thông hoặc phải tự cách ly tại nhà từ 14 - 21 ngày. Lái xe tìm cung đường khác để đưa hàng hóa đi tiêu thụ nên tăng chi phí vận chuyển. “100% lái xe vận chuyển hàng hóa cho hệ thống siêu thị của BRG đều được trang bị khẩu trang, quần áo bảo hộ y tế và có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19. Hàng hóa, xe vận chuyển khi về đến Hà Nội đều được khử khuẩn theo đúng quy định nhưng cũng không thể vào Hải Dương vận chuyển nông sản hoặc chuyển hàng hóa tới các siêu thị” - ông Nguyễn Thái Dũng phản ánh.

Để hỗ trợ tỉnh Hải Dương tiêu thụ nông sản, các DN bán lẻ có chung kiến nghị: Các tỉnh, thành giáp ranh Hà Nội cần tạo điều kiện cho những phương tiện vận chuyển nông sản đáp ứng đúng quy định phòng dịch Covid-19 được lưu thông qua các chốt kiểm soát hoặc lập đội xe trung chuyển từ Hải Dương đến tỉnh, thành giáp ranh, từ đó vận chuyển về Hà Nội. Nhằm hỗ trợ DN bán lẻ, nhóm tình nguyện trong quá trình “giải cứu” nông sản Hải Dương, Sở Công Thương Hà Nội cũng đã có văn bản số 692/SCT-QLTT gửi Sở GTVT Hà Nội và Công an Hà Nội đề nghị hỗ trợ các phương tiện chở hàng hóa nông sản Hải Dương lưu thông thuận lợi trên địa bàn TP Hà Nội.

Hiện tại, dù DN bán lẻ, nhóm tình nguyện chưa thể giải quyết toàn bộ lượng lớn nông sản ở Hải Dương nhưng sự tham gia giải cứu cũng được coi là một điểm sáng trong việc giúp người dân Hải Dương vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.
Bộ Công Thương đã chỉ đạo Sở Công Thương các địa phương, đơn vị phân phối tăng cường thu mua nông sản của Hải Dương, giúp tiêu thụ lượng nông sản tại tỉnh này. Đồng thời, Bộ Công Thương phối hợp với Bộ NN&PTNT chỉ đạo các DN tăng cường chế biến nông sản.

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Lê Việt Nga

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ