Hà Nội: Kiểm soát nguy cơ xảy ra “bong bóng” bất động sản
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc công bố công khai đồ án quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển hạ tầng, dự án bất động sản... nhằm minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng phao tin đồn, đầu cơ đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 265/UBND-ĐT ngày 26/1 yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, tránh để xảy ra tình trạng "bong bóng" bất động sản trên địa bàn.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo về tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua. Bộ Xây dựng cũng đã có chỉ đạo về việc đánh giá, kiểm soát nguy cơ xảy ra "bong bóng" bất động sản và tăng cường công tác quản lý tình hình thị trường trên địa bàn.
Để thực hiện các nội dung trên, UBND TP Hà Nội giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì công bố công khai các đồ án về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển hạ tầng, dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính... nhằm minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng phao tin đồn, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.
Sở Tài nguyên & Môi trường thực hiện quản lý, kiểm soát chặt chẽ công tác đấu giá đất, việc định giá đất bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên & Môi trường cần tập trung rà soát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tư vấn đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường; đánh giá tình hình, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt là tác động của các trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường, có ý đồ gây biến động lớn về giá để trục lợi...
Sở Tài chính phối hợp Sở Tài nguyên & Môi trường thực hiện quản lý, kiểm soát việc quản lý giá đất nhằm bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản.
Sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp Sở Xây dựng kiểm tra, rà soát các dự án bất động sản đã có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đặc biệt là các dự án nhà ở cao cấp để xử lý.
Theo đó, đối với các dự án nhà ở trung, cao cấp đang tồn kho hoặc chủ đầu tư có nhu cầu điều chỉnh quy mô sang phân khúc bình dân thì cần giải quyết ngay thủ tục cho phép chuyển đổi. Đối với các dự án nhà ở xã hội, nhà ở phân khúc bình dân, giá thấp đang gặp khó khăn, vướng mắc thì cần có giải pháp tháo gỡ.
Sở Xây dựng có nhiệm vụ theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến thị trường, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến và "bong bóng" bất động sản trên địa bàn.
Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thu thập các thông tin, dữ liệu cơ bản về nhà ở và thị trường bất động sản để định kỳ công bố theo quy định.
Đồng thời, Sở cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm về đầu tư kinh doanh, môi giới bất động sản; có giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn, tạo hiệu ứng đầu tư theo tâm lý đám đông gây bất ổn cho thị trường; xử lý nghiêm các trường hợp môi giới, mua bán bất động sản, dự án bất động sản, quyền sử dụng đất chưa đủ điều kiện tham gia thị trường bất động sản.
Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội, UBND TP giao chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát việc cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất, đầu tư các dự án bất động sản, bảo đảm đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về cho vay vốn tín dụng.
Chặn “sốt đất” bằng giải pháp chuyển đổi số minh bạch quy hoạch
Kinhtedothi- Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 đang khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng khó khăn. Vì vậy, dòng tiền tìm đến các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán, vàng… Điều này cũng đặt nhiều thị trường như bất động sản… trước nguy cơ tăng trưởng nóng, dẫn đến hiện tượng sốt đất.
Nhận diện "sốt đất" của thị trường bất động sản đầu năm 2022
Kinhtedothi - Những tưởng cơn “sốt đất” dịp đầu năm 2021, với sự can thiệp mạnh mẽ từ cơ quan chức năng giúp thị trường được bình ổn bước vào một chu kỳ mới. Tuy nhiên, vụ “bỏ cọc” tại Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh) đang mang đến nhiều nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.
Bài 3: Những chiêu trò gây “sốt đất”
Kinhtedothi - Liên tiếp 4 năm gần đây, thị trường bất động sản (BĐS)lặp đi lặp lại nhiều đợt sốt đất, gây ra những hệ quả tiêu cực. Trong đó chủ yếu từ việc giới đầu nậu, cò đất, một số doanh nghiệp bất lương thực hiện các thủ đoạn tung tin đồn thổi đẩy giá đất lên cao.