Hà Nội: Nhân viên tư vấn tâm lý học đường sắp có “ngôi nhà chung”
Kinhtedothi – Thời gian tới, Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội sẽ thành lập cộng đồng tâm lý học đường Hà Nội nhằm tập hợp đội ngũ có chuyên môn về tâm lý học đường để nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lý trong trường học.
Ngày 20/1, Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội tổ chức Đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029.
Nhiệm kỳ VI (2018-2023), Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội có hơn 200 hội viên. Hội đã tập hợp được các nhà khoa học tâm lý giáo dục, các nhà quản lý trường học thực hiện nhiều nhiệm vụ, đóng góp tích cực cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo Thủ đô.
Cùng với đó, Hội phối hợp với các trường học tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học tâm lý giáo dục đến giáo viên, học sinh; tham gia phản biện xã hội và đóng góp nhiều nội dung nhằm tháo gỡ các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục, đặc biệt là trong quá trình triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội tích cực liên kết với các trường đại học, các viện nghiên cứu và các tổ chức tâm lý giáo dục quốc tế để nâng cao trình độ nghiệp vụ cho hội viên; đổi mới phương thức hoạt động.
Nhiệm kỳ 2024 - 2029, bên cạnh việc phát triển quy mô, tổ chức, Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội sẽ phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội củng cố, phát triển các tổ tư vấn học đường trong trường học; triển khai giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và xây dựng trường học đạt chuẩn.
Đồng thời, Hội cũng tập trung hỗ trợ các trường học thực hiện chuyên đề xây dựng trường học hạnh phúc phù hợp với từng cấp học.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội trong nhiệm kỳ tới là sẽ thành lập Cộng đồng tâm lý học đường Hà Nội nhằm tập hợp đội ngũ những người được đào tạo cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ về tâm lý học đường để phát huy hiệu quả công tác tư vấn tâm lý học đường, góp phần xây dựng trường học hạnh phúc.
Cùng với đó, Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội phối hợp với Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội hỗ trợ các nhà trường, bồi dưỡng giáo viên tham gia Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo”; phối hợp chặt chẽ với hội tâm lý giáo dục học của các tỉnh, thành phố nhằm chia sẻ kinh nghiệm triển khai một số kết quả nghiên cứu để phát huy hiệu quả khoa học tâm lý giáo dục.
Thí sinh cần ổn định tâm lý để bước vào kỳ thi lớp 10
Kinhtedothi - Các ý kiến tranh cãi về việc nên giữ hay bỏ môn thi thứ 4 trong kỳ tuyển sinh lớp 10 đang làm phụ huynh và học sinh phân tâm, lo lắng. Điều chủ thể của kỳ thi - những học sinh lớp 9 cần nhất lúc này là ổn định tâm lý để ôn thi.
Chia sẻ nhiều cách làm hay về công tác tư vấn tâm lý trong trường học
Kinhtedothi – Lần đầu tiên, hàng nghìn người gồm chuyên gia, cán bộ quản lý, chuyên viên tâm lý của các trường phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội cùng ngồi lại (trực tuyến, trực tiếp) để thảo luận, chia sẻ cách làm, đánh giá về vai trò của công tác tâm lý trong trường phổ thông hiện nay.
Nhân viên tư vấn tâm lý học đường: Đừng để mình đơn độc
Kinhtedothi-Xác định tầm quan trọng của công tác tư vấn tâm lý trong trường học, Bộ GD&ĐT đã banh hành thông tư quy định, mỗi trường học có một biên chế tư vấn tâm lý học đường. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là: Với hàng nghìn học sinh, một nhân viên tư vấn tâm lý có xuể việc?