Hà Nội: Siết quản lý, sử dụng nhà ở xã hội
Kinhtedothi - Sau khi ký hợp đồng bán, cho thuê ở xã hội, chủ đầu tư có trách nhiệm lập đầy đủ danh sách các hộ gia đình, cá nhân đã ký hợp đồng tại dự án, có dán ảnh các thành viên trong hộ gia đình…
Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 736/SXD-PTĐT về việc thực hiện chuyên đề “Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2025”.
Theo đó, Sở Xây dựng Hà Nội đề nghị các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố bảo đảm công tác xét duyệt đúng đối tượng và đủ điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, trình tự thủ tục theo quy định.
Sau khi ký hợp đồng bán, cho thuê ở xã hội, chủ đầu tư có trách nhiệm lập đầy đủ danh sách các hộ gia đình, cá nhân đã ký hợp đồng tại dự án, có dán ảnh các thành viên trong hộ gia đình; đồng thời ban hành quy chế phối hợp giữa chủ đầu tư và chính quyền địa phương, đơn vị quản lý vận hành, công an theo dõi địa bàn về nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng đối với các hộ dân sinh sống trong nhà chung cư để tổ chức kiểm tra, theo dõi.
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành chuyên đề "Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2025".
Chuyên đề nhằm triển khai Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy về "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021- 2025". Trong đó, thành phố xác định 5 giải pháp cụ thể.
Một là, tăng cường giám sát khi xét duyệt đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Hai là, tăng cường phối hợp giữa các sở, ngành, UBND quận, huyện, thị xã với Sở Xây dựng nhằm kiểm tra danh sách các đối tượng được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội, xác định đúng đối tượng được hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Ba là, tăng cường giám sát sử dụng nhà ở xã hội. Theo đó, UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở xã hội và các chủ đầu tư nhà ở xã hội thực hiện đúng, đầy đủ nội dung quy định về giám sát đối tượng sau khi được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội. Công an thành phố chỉ đạo công an quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn nơi có nhà ở xã hội thông qua quản lý nhân, hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng để theo dõi những hộ, nhân khẩu đang cư trú thực tế; nắm bắt việc thay đổi nhân khẩu, hộ gia đình và xác định các trường hợp bán lại, cho thuê lại, cho ở nhờ, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích.
Bốn là, tăng cường công tác quản lý, vận hành, bảo hành, bảo trì nhà ở xã hội theo quy định.
Năm là, tiếp tục tăng cường công tác quản lý chất lượng nhà ở xã hội thông qua hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh lao động tại các công trình đang thi công.
Thành phố yêu cầu các sở, ngành và UBND quận, huyện, thị xã căn cứ triển khai chuyên đề lồng ghép với việc thực hiện các nhiệm vụ Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy.
Hà Nội: Tăng cường giám sát sử dụng nhà ở xã hội
Kinhtedothi - Nhằm đẩy mạnh quản lý sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn, UBND TP Hà Nội sẽ tăng cường giám sát khi xét duyệt đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Quản lý nhà ở xã hội đang bị buông lỏng
Kinhtedothi - Nhà ở xã hội (NƠXH) là loại hình sản phẩm có sự hỗ trợ của Nhà nước dành cho những đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định của Luật Nhà ở. Vì vậy, việc sử dụng sai quy định cần phải thiết lập chế tài xử lý nặng tay để răn đe sai phạm và tránh việc trục lợi chính sách.
Đối tượng được vay ưu đãi nhà ở xã hội gặp “bất lợi”?
Kinhtedothi - Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Thông tư số 20/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2015/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 20/1/2022. Theo đó, việc vay mua NƠXH chỉ thực hiện tại NH Chính sách xã hội (NH CSXH), gây ra nhiều ý kiến trái chiều.