Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội sương mù bao phủ, nồm ẩm, phòng bệnh ra sao?

Kinhtedothi - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 6/3, Hà Nội tiếp tục xuất hiện sương mù vào sáng sớm. Độ ẩm trong ngày ở mức cao kết hợp với nền nhiệt tăng dần sau chuỗi ngày rét đậm gây ra hiện tượng nồm ẩm.

Theo đó, sáng sớm 6/3, nhiều nơi tại Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc, tầm nhìn giảm, các phương tiện tham gia lưu thông gặp khó khăn.

TS Nguyễn Lương Tâm - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng, sương mù là hiện tượng hoàn toàn tự nhiên do độ ẩm trong không khí tăng cao. Nhiều địa phương vùng cao ở nước ta như Lào Cai, Sa Pa, Mù Căng Chải, Nghệ An, Hà Tĩnh thường xuyên có hiện tượng sương mù vào mùa lạnh.

5 giờ 45 phút sáng 6/3, nhiều nơi tại Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc, tầm nhìn giảm. Ảnh: Thảo Trần 

Tại Hà Nội, hiện tượng này khá hiếm nhưng đã xuất hiện trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, chuyên gia lưu ý, sương mù có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Khi có sương mù, độ ẩm trong không khí tăng cao, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển.

Theo chuyên gia, trong thời tiết như hiện nay, nồm ẩm kéo dài làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp thường gặp như cúm, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi…

Đáng lưu ý, trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh nền hay phụ nữ mang thai là nhóm người dễ nhiễm bệnh do sức đề kháng kém. Người có bệnh nền như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen suyễn có thể khởi phát các đợt cấp nguy hiểm.

Bên cạnh đó, độ ẩm không khí cao sẽ ảnh hưởng lớn tới người có vấn đề về xương khớp, tim mạch, người mắc bệnh lý nền… rất dễ xảy ra những đợt khởi phát bệnh cấp tính phải nhập viện.

Sương mù có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ. Khi có sương mù, độ ẩm trong không khí tăng cao, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển. Ảnh: Thảo Trần 

Theo chuyên gia y tế, độ ẩm không khí cao gây tụ hơi nước trong nhà khiến nấm mốc, virus, vi khuẩn phát triển mạnh. Khi trời nồm, các gia đình thường đóng kín cửa để ngăn hơi nước vào nhà làm cho không khí lưu thông kém và tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật sinh sôi, gây bệnh. Nhiệt độ trong và ngoài nhà chênh lệch kết hợp với thời tiết thay đổi thường xuyên khiến cơ thể khó thích ứng, dễ nhiễm bệnh hơn.

Trước đó, ngày 4/3 và 5/3, tại Hà Nội xuất hiện hiện tượng sương mù dày đặc bao phủ toàn TP. Không chỉ ảnh hưởng bởi sương mù, ghi nhận từ IQAir (hệ thống quan trắc chất lượng không khí theo thời gian thực) còn cho thấy, chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại nhiều điểm ở Hà Nội lúc 13 giờ ngày 4/3 dao động ở mức trên 150. Đây là mức có hại cho sức khỏe.

Chuyên gia khuyến cáo, người dân hạn chế ra đường quá sớm vào buổi sáng. Ảnh: Thảo Trần 

Để giảm thiểu những tác hại của sương mù và không khí ô nhiễm, Bộ Y tế đưa ra các biện pháp dự phòng, bảo vệ sức khỏe khi chỉ số chất lượng không khí ở mức rất xấu (AQI ở mức 150 - 200).

Qua đó, người dân cần phải có các biện pháp phòng ngừa kịp thời, hạn chế ra đường quá sớm vào buổi sáng. Trường hợp cần phải di chuyển ra khỏi nhà thì nên đợi tan bớt sương mù để các chất độc trong không khí đã bay lên cao. Khi di chuyển ngoài đường, nên sử dụng khẩu trang y tế để phòng bệnh, đặc biệt, nhóm đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh.

Trong nhà, nên dùng thiết bị hút ẩm, mở điều hoà chế độ sưởi để hạn chế vi khuẩn, virus sinh sôi gây bệnh cho gia đình. Người dân không nên tập luyện thể dục thể thao ngoài trời vào buổi sáng sớm. Khi có dấu hiệu của bệnh hô hấp, cần đến cơ sở y tế để được bác sĩ khám và chỉ định điều trị, tránh để bệnh trở nặng và nguy hiểm.

Ngoài ra, mỗi người nên giữ ấm cơ thể để đảm bảo nguồn nhiệt; vệ sinh cá nhân thường xuyên, đảm bảo bổ sung đủ dinh dưỡng. Không phơi quần áo ngoài trời qua đêm; thực hiện việc là quần áo để tiêu diệt nấm mốc bám trên áo quần.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân tránh hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nếu phải tham gia giao thông, nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tăng cường cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết 2025

Tăng cường cấp cứu, khám chữa bệnh; phòng chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết 2025

18/01/2025 | 07:50

Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ, ngành về việc tăng cường công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025. Trước đó, Bộ Y tế ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết và mùa lễ hội năm 2025.

Số ca mắc sởi tại Hà Nội tiếp tục tăng

Số ca mắc sởi tại Hà Nội tiếp tục tăng

13/01/2025 | 13:30

Kinhtedothi - Ngày 13/1, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn TP ghi nhận 120 ca mắc sởi tại 22 quận, huyện, thị xã,; tăng 19 trường hợp so với tuần trước.

Lì xì đón Tết - Vững tâm đón con cùng IVF Hồng Ngọc

Lì xì đón Tết - Vững tâm đón con cùng IVF Hồng Ngọc

12/01/2025 | 21:57

Kinhtedothi - Nhằm tri ân khách hàng nhân dịp chào đón năm mới 2025, Trung tâm HTSS IVF Hồng Ngọc đang triển khai chương trình lì xì năm mới với hàng ngàn voucher ưu đãi hấp dẫn, cao nhất giảm đến 30 triệu đồng.

Hà Nội rét đậm về đêm: người dân lưu ý giữ gìn sức khoẻ

Hà Nội rét đậm về đêm: người dân lưu ý giữ gìn sức khoẻ

11/01/2025 | 22:11

Kinhtedothi - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, các tỉnh, thành miền Bắc thời tiết rét đậm về đêm. Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ rét đậm, vùng núi cao đề phòng băng giá và sương muối. Dự báo thời gian tới, nhiều đợt không khí lạnh mạnh tiếp tục tăng cường.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ