Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội thành lập 4 tổ công tác đảm bảo an toàn giao thông

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội thành lập 4 tổ công tác giúp việc tiếp nhận, tham mưu đề xuất và thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố.

Giám đốc Sở GTVT Hà Nội vừa ban hành quyết định về việc thành lập 4 tổ công tác giúp việc tiếp nhận, tham mưu đề xuất và thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Các tổ công tác có nhiệm vụ tiếp nhận, sàng lọc, xây dựng các phương án và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp xử lý các bất cập về tổ chức giao thông (vạch sơn, biển báo, điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông….). Đồng thời xử lý các kiến nghị cử tri và các nhiệm vụ khác được Lãnh đạo Sở giao.

4 tổ công tác xây dựng phương án xử lý các điểm tiềm ẩn, điểm đen tai nạn nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Cùng với đó, xây dựng phương án, thực hiện, theo dõi, đánh giá các giải pháp thực hiện theo Kế hoạch xử lý các điểm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố.

Lực lượng này thực hiện công tác tổ chức giao thông phục vụ thi công các công trình trọng điểm cũng như các dự án khác; phân làn phương tiện.

Thanh tra Sở GTVT Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng phân luồng, điều tiết giao thông.

Các tổ công tác phối hợp chặt chẽ với Tổ chuyên ngành, Tổ liên ngành và các đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xử lý ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố từ khâu: Tiếp nhận thông tin, xây dựng phương án, triển khai thực hiện, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh bất cập (nếu có).

Theo đó, tổ công tác số 01 sẽ quản lý trên địa bàn 7 quận, huyện, thị xã gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Thạch Thất

Tổ công tác số 02 được phân công quản lý trên địa bàn 7 quận, huyện: Hai Bà Trưng, Gia Lâm, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Phú Xuyên

Địa bàn quản lý của tổ công tác số 03 là trên địa bàn 8 quận, huyện: Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Tây Hồ, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Đan Phượng, Hoài Đức

Còn lại, tổ công tác số 04 quản lý trên địa bàn 8 Quận, Huyện: Hà Đông, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Thanh Oai

Các đồng chí Tổ trưởng phụ trách chung, trực tiếp điều hành, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên tổ công tác. Tổ chức phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, yêu cầu giao rõ: địa bàn quản lý, các nội dung chi tiết của nhiệm vụ của tổ công tác.

Trên cơ sở đề xuất của nhóm công tác giúp việc, Tổ trưởng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Phòng Quản lý Kết cấu hạ tầng giao thông về đề xuất các giải pháp, phương án tổ chức giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông, mất an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.

Sau đó, tổ chức đánh giá hiệu quả các giải pháp và báo cáo Lãnh đạo Sở GTVT; Lãnh đạo Phòng Quản lý Kết cấu hạ tầng giao thông về kết quả thực hiện.

Các thành viên tổ công tác thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công của Sở GTVT và theo sự chỉ đạo của Tổ trưởng. Có trách nhiệm phối hợp giữa các thành viên trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông và chống ùn tắc, kịp thời thông tin, báo cáo tổ trưởng về tình hình giao thông và đề xuất phương án xử lý trên địa bàn được phân công.

Sở GTVT Hà Nội yêu cầu các thành viên của 4 tổ công tác phải nâng cao vài trò trông quản lý theo địa bàn được phân công; nắm bắt rõ hiện trạng tổ chức giao thông và phân cấp quản lý hiện hành; nắm rõ được các nhiệm vụ được giao theo phân công của tổ trưởng.

Khởi công cầu Phong Châu mới trong quý IV năm 2024

Khởi công cầu Phong Châu mới trong quý IV năm 2024

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ