Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Thanh toán không dùng tiền mặt phát triển mạnh mẽ

Kinhtedothi - Thanh toán số đã phát triển mạnh mẽ ở các dịch vụ, đi lại, mua sắm, ăn uống bình dân ở TP Hà Nội. Để có được kết quả này là do TP Hà Nội đã khuyến khích các hoạt động kinh doanh đẩy mạnh thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Thanh toán không tiền mặt đã trở thành thói quen 

Chị Nguyễn Thu Thuỷ (ở Gia Ngư, Hoàn Kiếm, Hà Nội) thường lựa chọn hình thức thanh toán bằng mã QR VNPAY khi mua sắm. “Bên cạnh việc đơn giản, thuận tiện, còn bởi thỉnh thoảng tôi lại nhận được các mã giảm giá khi thanh toán bằng phương thức này”- chị Thuỷ cho biết.

Ảnh minh hoạ

Chị Nguyễn Kim Anh (ở Hàng Bông, Hoàn Kiếm) chia sẻ, nhờ chuyển đổi số, giờ đây chị có thể chủ động thanh toán các hóa đơn điện nước qua app ngân hàng và không cần phải giấy tờ nộp tiền như trước. Không chỉ vậy, qua các app này, tôi có thể dễ dàng tra lại lịch sử giao dịch, rất tiện lợi.

Các hàng quán dọc các con phố ở Hà Nội đều xuất hiện những mã QR từ quán cà phê, quán ăn, thậm chí là những sạp hàng nhỏ. Phương thức thanh toán này rất đơn giản, thuận tiện cho cả người bán và người dùng. Ngay cả các chợ dân sinh, các cửa hàng tạp hóa đều được trang bị mã QR code, không cần dùng tiền mặt, không cần thẻ, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể trả tiền trong phút chốc.

Quận Hoàn Kiếm là địa bàn có nhiều trung tâm thương mại, các tuyến phố kinh doanh sầm uất, chợ... và hệ thống tổ chức tài chính - ngân hàng lớn trong và ngoài nước. Đây là tiềm năng, lợi thế để quận phát triển kinh tế, tài chính, thương mại, du lịch, dịch vụ.

Bên cạnh hình thức trả tiền mặt, hầu hết các cửa hàng, quán ăn trên địa bàn quận đều in mã QR số tài khoản ngân hàng hoặc trang bị máy POS để thuận tiện cho khách trong thanh toán. Chính vì vậy, mới đây, TP Hà Nội đã chọn quận Hoàn Kiếm làm hạt nhân để triển khai thúc đẩy thanh toán số, thí điểm triển khai các tuyến phố không dùng tiền mặt trên địa bàn.

Ngoài ra, các hệ thống liên quan như dịch vụ công cũng được thúc đẩy thông qua việc thanh toán điện tử, lĩnh vực quản lý thuế cũng ngày càng minh bạch hơn khi các máy bán hàng, máy thanh toán hoá đơn đều được kết nối với hệ thống và được kiểm soát chặt chẽ.

Mới đây, UBND huyện Đông Anh (TP Hà Nội) đã phối hợp với các đơn vị liên quan khánh thành tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hướng tới hình thành các tuyến phố văn minh, hiện đại, góp phần phát triển kinh tế số của Thủ đô.

“Mục tiêu của kế hoạch là phấn đấu đến hết năm 2023, sẽ vận động, hướng dẫn 50% tiểu thương tham gia bán hàng tại các chợ, hộ kinh doanh và người dân trên địa bàn huyện Đông Anh thực hiện mua bán hàng hóa sử dụng thành thạo công cụ thanh toàn không dùng tiền mặt tại các chợ, tuyến phố kinh doanh” – Bí thư Huyện đoàn Đông Anh Lê Thế Chuyên cho hay.

Nhân rộng mô hình thanh toán mới

Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), 9 tháng năm 2023, thanh toán qua điện thoại di động đã tăng trưởng hơn 60% và qua QR Code tăng 105%. Việc thanh toán không tiền mặt trở nên ngày càng phổ biến khiến cho mọi người bây giờ có thể đi ra ngoài đường mà không cần cầm tiền mặt theo người.

Nhằm khuyến khích người dùng thanh toán số, các ngân hàng và ví điện tử đã đưa ra hàng loạt mã giảm giá. Ví dụ như đi taxi giảm một nửa giá, hoặc đồng giá 10.000 đồng cho các cuốc xe ngắn.Việc bắt tay giữa các trung gian thanh toán, ngân hàng và các dịch vụ ăn uống đi lại đã mang đến rất nhiều tiện ích cho người tiêu dùng.

Báo cáo của NHNN Việt Nam Chi nhán TP Hà Nội và Sở Công Thương cho thấy, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua đã diễn ra an toàn, hiệu quả, thông suốt. Các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh. Một số chỉ tiêu đạt được như: Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch điện tử ước đạt 45%; Tỷ lệ thanh toán hóa đơn tiền nước không dùng tiền mặt đạt 96,67%; Tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 99,9%…

Vụ trưởng Vụ Thanh toán - NHNN Phạm Anh Tuấn nhận định, việc thanh toán không dùng tiền mặt tạo sự minh bạch, thuận tiện, có lợi không chỉ cho người tiêu dùng mà còn cho cả đơn vị cung cấp. Đó là sự thuận tiện trong quá trình giao dịch hàng hoá, quản lý dòng tiền, luồng tiền... Ngoài ra, các hệ thống liên quan như dịch vụ công cũng được thúc đẩy thông qua việc thanh toán điện tử lĩnh vực quản lý thuế cũng ngày càng minh bạch hơn khi các máy bán hàng, máy thanh toán hoá đơn đều được kết nối với hệ thống và được kiểm soát chặt chẽ.

Được biết, tại nhiều nơi ở Hà Nội tập trung tổ chức hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức của tổ chức, đơn vị quản lý chợ; tiểu thương, hộ kinh doanh tại các chợ, tuyến phố và người dân về việc hỗ trợ tạo tài khoản và mã QR thanh toán trực tuyến thực hiện mô hình “Chợ 4.0” và “Tuyến phố 4.0” thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, pano, mạng xã hội…

Bên cạnh đó, sẽ hỗ trợ tiểu thương, hộ kinh doanh tạo tài khoản, mã QR thanh toán trực tuyến và hướng dẫn những kiến thức cơ bản về thanh toán điện tử để có thể ứng dụng vào việc kinh doanh dễ dàng hơn, không dùng tiền mặt khi thanh toán… Tiến tới, mỗi quận, huyện, thị xã ở Hà Nội đều có tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt và số lượng các tuyến phố này tăng dần hằng năm, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số của Thủ đô.

Tiêu dùng số lên ngôi đi đôi với thanh toán không tiền mặt

Tiêu dùng số lên ngôi đi đôi với thanh toán không tiền mặt

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ