Hà Nội: Thảo luận các tiêu chí xây dựng Trường học hạnh phúc
Kinhtedothi-Dự thảo Bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc" trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn TP gồm 15 tiêu chí xoay quanh 3 tiêu chuẩn: Về con người; về dạy học và hoạt động giáo dục; về môi trường. Dự thảo nhận được nhiều ý kiến góp ý để bao quát và hoàn thiện hơn.
Ngày 29/12, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến xây dựng bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc” dùng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn TP.
Bộ tiêu chí (dự thảo) “Trường học hạnh phúc” dùng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội gồm 3 tiêu chuẩn (về con người; về dạy học và hoạt động giáo dục; về môi trường) với tổng 15 tiêu chí.
Tại hội nghị, ý kiến của đại diện các cụm trường, các phòng giáo dục và đào tạo cơ bản đồng thuận với bộ tiêu chí và cho rằng các tiêu chí đã bao quát được khá toàn diện về các hoạt động trong nhà trường và mục tiêu hướng đến hiện nay.
Ý kiến của đại biểu cũng xác định, đây là nội dung quan trọng để các nhà trường căn cứ điều kiện cụ thể về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, học sinh và tình hình thực tế tại địa phương để đưa ra những nội dung phù hợp và phấn đấu đạt được, giúp các nhà trường phát triển toàn diện.
Để Bộ tiêu chí được hoàn thiện, một số đại biểu cho rằng cần bổ sung tiêu chí về sự hài lòng của học sinh, cha mẹ học sinh với nhà trường; đồng thời xem xét đưa tiêu chí về việc khen thưởng, kỷ luật học phù hợp hơn với bối cảnh giáo dục hiện nay.
“Những quy định liên quan đến nội dung này của Bộ GD&ĐT hiện không còn phù hợp, trong khi môi trường giáo dục có nhiều điểm khác. Mức độ và hành vi vi phạm kỷ luật của học sinh cũng có chiều hướng phức tạp hơn...”, một đại biểu cho biết.
Kết luận tại hội nghị, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương nêu quan điểm: Sở xây dựng bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc” để giúp các nhà trường có cơ sở đối chiếu, tự đánh giá và có giải pháp phấn đấu đạt được các tiêu chí để xây dựng Trường học hạnh phúc.
Các ý kiến đại biểu đã nêu các nội dung, phần việc cần phải làm, phải thay đổi để xây dựng trường học hạnh phúc.
“Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn thiện bộ tiêu chí, từ đó có thêm giải pháp để việc triển khai hiệu quả hơn”, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội gợi mở.
Phát triển phòng tham vấn tâm lý học đường để bảo vệ trẻ em, học sinh
Kinhtedothi – Trước thực tế gần đây xảy ra các vụ học sinh tự tử nghi bạo lực học đường, bị đánh hội đồng, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH Đặng Hoa Nam cho rằng, cần phải phát triển phòng tham vấn tâm lý học đường để bảo vệ trẻ em và học sinh.
Thi lớp 10: Ổn định tâm lý, tránh tình trạng vừa ôn vừa lo
Kinhtedothi – Còn một tháng nữa, Kỳ thi vào lớp10 năm học 2023 – 2024 tại Hà Nội sẽ chính thức diễn ra. Thời điểm này, song song với ôn tập, củng cố kiến thức thì việc giữ tâm thế thoải mái, tránh căng thẳng cộng chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều đặc biệt quan trọng.
Chia sẻ nhiều cách làm hay về công tác tư vấn tâm lý trong trường học
Kinhtedothi – Lần đầu tiên, hàng nghìn người gồm chuyên gia, cán bộ quản lý, chuyên viên tâm lý của các trường phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội cùng ngồi lại (trực tuyến, trực tiếp) để thảo luận, chia sẻ cách làm, đánh giá về vai trò của công tác tâm lý trong trường phổ thông hiện nay.