Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội: Thời tiết tạnh ráo, học sinh nhiều nơi vẫn chưa thể đến trường

Kinhtedothi – Sáng 12/9, thời tiết nhiều nơi tại Hà Nội không mưa nhưng nhiều trường học chưa thể tổ chức cho học sinh đến trường. Các phương thức học tập linh hoạt tiếp tục được triển khai, phù hợp với thực tế từng khu vực và trường học.

Huyện Ba Vì sáng nay có 12 trường không tổ chức học trực tiếp; trong số đó có 2 trường nghỉ học, 8 trường học trực tuyến và 2 trường học trực tuyến kết hợp trực tiếp.

Nhiều trường chưa thể tổ chức cho học sinh học trực tiếp do ngập úng.
Nhiều trường chưa thể tổ chức cho học sinh học trực tiếp do ngập úng.

Cụ thể, các trường cho 100% học sinh nghỉ học gồm: Mầm non Tiên Phong, Mầm non Minh Châu. Số trường triển khai học trực tuyến gồm: Mầm non Vật Lại, Tiểu học Tiên Phong, Tiểu học Minh Châu, THCS Minh Châu, THCS Vật Lại, THCS Cam Thượng, THCS Tiên Phong. 2 trường Tiểu học Cam Thượng và Tiểu học Vật Lại kết hợp giữa học trực tuyến và trực tiếp.

“Nguyên nhân các trường nêu trên không thể tổ chức học trực tiếp do một số trường bị ngập; số khác thì ngập các tuyến đường từ các thôn đến trường. Thực hiện linh hoạt các hình thức dạy học nên khu vực nào học sinh đến trường được sẽ tổ chức cho học sinh đi học, nơi nào bị ngập đường thì tổ chức cho học sinh học trực tuyến”, đại diện Phòng GD&ĐT huyện Ba Vì cho biết.

Với quận Ba Đình, sáng 12/9 có 3 trường: Mẫu giáo số 8, Tiểu học Nghĩa Dũng, THCS Phúc Xá cho học sinh nghỉ học. Nguyên nhân bởi 3 trường này thuộc phường Phúc Xá, nằm ngoài đê sông Hồng, nhiều học sinh, giáo viên phải đi sơ tán và bị mất điện. Ngoài ra, Trường Thực nghiệm tổ chức cho học sinh học trực tuyến. Các trường còn lại học trực tiếp với tỷ lệ học sinh đến trường đạt 97,5%.

“2,5% học sinh không đến trường là vì lý do sức khỏe, gia đình có việc riêng và không di chuyển đến trường đường đi bị ngập nước”, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình chia sẻ.

Huyện Quốc Oai ngày 12/9 vẫn có 1 điểm trường của Trường Mầm non Tuyết Nghĩa cho học sinh nghỉ do nước ngập ở khu vực sân trường. Để linh hoạt giải quyết cho phụ huynh gửi con, nhà trường tạo điều kiện để học sinh ở điểm trường ngập sang học tại các điểm trường lân cận.

Sáng 12/9, số học sinh đến trường học trực tiếp tại huyện Ứng Hoà là 91,63%. Trên địa bàn huyện có 5 trường dừng học trực tiếp, gồm: Mầm non Tân Phương (nghỉ điểm chính), Mầm non Hòa Xá, Mầm non Hồng Quang, Tiểu học Viên An, Tiểu học Hòa Xá. Các trường này đều chuyển sang hình thức học trực tuyến. 1 điểm trường ven sông đáy của Trường Tiểu học Vạn Thái bị ngập nên nhà trường dồn học sinh vào điểm trường chính để học trực tiếp.

Riêng cấp tiểu học, toàn TP có 8 quận, huyện cho học sinh học trực tiếp 100%; 22 đơn vị có trường phải học trực tuyến hoặc nghỉ học. Cụ thể, có tổng số 66 cơ sở dừng đến trường; trong đó 56 cơ sở dạy online, 10 cơ sở nghỉ học và dạy bù.

Số trường nghỉ học và dạy trực tuyến đang tiếp tục được báo cáo về Sở GD&ĐT Hà Nội. Con số trường tạm dừng cho học sinh học trực tiếp thống kê vào chiều 11/9 là hơn 160 đơn vị.

Sở GD&ĐT Hà Nội chỉ đạo các phòng GD&ĐT, nhà trường tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và tình hình thực tế từng khu vực để xây dựng, triển khai phương án dạy học phù hợp với mục tiêu cao nhất là bảo đảm an toàn cho tất cả học sinh.

Trong trường hợp còn ngập úng cục bộ, nhà trường chủ động tổ chức hình thức dạy học linh hoạt, có thể thực hiện dạy học trực tiếp kết hợp trực tuyến, hoặc giao bài tập để học sinh tự học.

Các nhà trường, đặc biệt là trường ở vùng trũng, trường đã được xây dựng lâu năm... cần thường xuyên rà soát toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, kiểm tra hệ thống điện, cống thoát nước, tường bao, cửa sổ... và chỉ được tổ chức dạy học trực tiếp khi bảo đảm điều kiện an toàn cho học sinh.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ