Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có số doanh nghiệp đang hoạt động cao nhất

Kinhtedothi - Một số địa phương có số doanh nghiệp đang hoạt động năm 2021 cao, gồm: TP Hồ Chí Minh có 268.465 doanh nghiệp, chiếm 31,3% số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước, tăng 5,4% so với năm 2020; Hà Nội có 178.493 doanh nghiệp, chiếm 20,8%, tăng 7,6%...

“Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam 2022” do Bộ KH&ĐT vừa công bố cho thấy nhiều thông tin toàn diện về khu vực doanh nghiệp nước ta giai đoạn 2016 - 2020 và năm 2021.

Đến hết năm 2021 cả nước có 857.551 doanh nghiệp đang hoạt động

Cụ thể, tính đến thời điểm 31/12/2021, cả nước có 857.551 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 5,7% so với cùng thời điểm năm 2020.

Tính đến năm 2021, cả nước có 857.551 doanh nghiệp đang hoạt động

Trong đó, những địa phương tăng doanh nghiệp đang hoạt động thời điểm 31/12/2021 so với thời điểm 31/12/2020 là: Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Bắc Giang…

Một số địa phương có số doanh nghiệp đang hoạt động năm 2021 cao, gồm: TP Hồ Chí Minh có 268.465 doanh nghiệp, chiếm 31,3% số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước, tăng 5,4% so với năm 2020; Hà Nội có 178.493 doanh nghiệp, chiếm 20,8%, tăng 7,6%; Bình Dương có 37.668 doanh nghiệp, chiếm 4,4%, tăng 8,1%...

Cũng trong năm 2021, cả nước có hơn 116.800 doanh nghiệp thành lập mới, 43.116 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, hơn 54.900 doanh nghiệp ngừng kinh doanh và hơn 16.700 doanh nghiệp giải thể.

Về số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký, năm 2021 tăng 18% so với năm 2020 và tăng 90,8% so với giai đoạn 2016 - 2020.

Năm 2021 số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký nhiều gấp 1,28 lần số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với bình quân năm 2016 - 2020 là 0,84 lần.

Theo khu vực kinh tế: Dịch vụ có số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký cao nhất với 39.223 doanh nghiệp, chiếm 71,4% số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế, tăng 17,9% so với năm 2020.

Đồng thời, năm 2021 khu vực dịch vụ có số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh cao gấp 1,26 lần số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Tỷ lệ này ở khu vực công nghiệp và xây dựng; khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản lần lượt là 1,32 lần và 1,35 lần.

Khu vực FDI báo lỗ cao hơn khu vực trong nước

Điều đáng lưu ý trong “Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2022”, là số doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm thường thấp hơn rất nhiều so với con số doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế.

Ví dụ năm 2020, cả nước có hơn 811.500 doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế nhưng chỉ khoảng 684.200 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh, có tới 127.300 doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế nhưng không có kết quả kinh doanh - tức là "doanh nghiệp ma". Thống kê trên cho thấy con số doanh nghiệp ma trong nền kinh tế khá lớn.

Trong số doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh năm 2020, chỉ có khoảng 39,7% làm ăn có lãi, 18,8% doanh nghiệp kinh doanh hòa vốn, 41,5% kinh doanh thua lỗ.

Cũng theo “Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2022”, nếu xét theo loại hình doanh nghiệp, năm 2020 cả nước có khoảng 1.960 doanh nghiệp nhà nước đang hoạt động có kết quả sản xuất kinh doanh, trong đó 77,6% kinh doanh có lãi, 3,7% kinh doanh hòa vốn, 18,7% kinh doanh thua lỗ.

Số doanh nghiệp ngoài nhà nước (doanh nghiệp tư nhân) có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cùng kỳ khoảng 660.000 doanh nghiệp (chiếm 95,5% số doanh nghiệp có kết quả sản xuất kinh doanh), trong đó 39,3% kinh doanh có lãi, 19,2% kinh doanh hòa vốn, và 41,5% kinh doanh thua lỗ.

Khu vực doanh nghiệp FDI có 22.242 doanh nghiệp có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó 47,5% doanh nghiệp kinh doanh có lãi, 9,1% kinh doanh hòa vốn và 43,4% kinh doanh thua lỗ.

Như vậy, tỷ lệ doanh nghiệp FDI kinh doanh thua lỗ trong nền kinh tế Việt Nam cao hơn cả khu vực doanh nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp hướng tới sản xuất thông minh

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp hướng tới sản xuất thông minh

Khi doanh nghiệp khát vốn, ngân hàng cạn “room”

Khi doanh nghiệp khát vốn, ngân hàng cạn “room”

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu mua phế liệu trọn gói – Bảng giá phế liệu hôm nay

Thu mua phế liệu trọn gói – Bảng giá phế liệu hôm nay

09/01/2025 | 16:35

Kinhtedothi - Bạn đã bao giờ tự hỏi phế liệu xung quanh có thể biến thành tiền như thế nào chưa? Dịch vụ tại công ty có nhanh chóng quy trình thanh toán rõ ràng không? Giá thu mua có hấp dẫn? Bài viết này sẽ giúp bạn khám phá tất cả các bí mật về thu mua phế liệu.

Khơi thông dòng chảy chuyển đổi số nâng vị thế cho doanh nghiệp

Khơi thông dòng chảy chuyển đổi số nâng vị thế cho doanh nghiệp

09/01/2025 | 15:34

Kinhtedothi - Chuẩn hoá mô hình nhà máy thông minh từ chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp nâng cao trình độ quản trị và công nghệ, từ đó tăng vị thế, sức cạnh tranh. Song để khơi thông dòng chảy cần sự nỗ lực của chính doanh nghiệp, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ