Hà Nội xử lý 2.724 vụ vi phạm buôn lậu, hàng giả trong tháng 9/2022
Kinhtedothi - Ngày 23/9 Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội thông tin, trong tháng 9/2022 lực lượng chức năng trên địa bàn đã liên tiếp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả quy mô lớn.
Cụ thể, các lực lượng đã kiểm tra 2.724 vụ, trong đó 406 vụ hàng lậu, 135 vụ sản xuất, buôn bán hàng giả, 1.964 vụ gian lận thương mại; thu ngân sách Nhà nước 552 tỷ 523 triệu đồng; xử phạt hành chính 190,8 tỷ đồng; truy thu thuế, thu hồi thuế sau thanh, kiểm tra 361,7 tỷ đồng.
Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Trần Việt Hùng cho biết, các lực lượng chức năng đã kiểm tra, phát hiện nhiều vụ vi phạm lớn. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là các nhóm mặt hàng như: Thuốc lá, quần áo, đồ thời trang, mỹ phẩm, thực phẩm...
Đáng chú ý, gần thời điểm Tết Trung thu 2022, các đối tượng đã trà trộn mặt hàng bánh Trung thu, đồ chơi trẻ em kém chất lượng, hàng hóa nhập lậu không có hóa đơn, chứng từ.
“Đội QLTT số 22 (Cục QLTT TP) Hà Nội phối hợp với Công an quận Bắc Từ Liêm tiến hành kiểm địa điểm kinh doanh hàng hóa ở lô B6 khu 3Ha đường Đức Diễn, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm do ông Đặng Ngọc Tiến là chủ lô hàng. Kết quả lực lượng chức năng đã phát hiện 8.350 chiếc bánh Trung thu nhập lậu" - ông Trần Việt Hùng nêu ví dụ.
Đại diện Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội cho biết, từ nay đến hết năm 2022, các lực lượng tiếp tục chỉ đạo sở, ngành và Ban chỉ đạo quận, huyện, thị xã tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn. Đặc biệt tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên các tuyến giao thông, ga tàu, bến xe, kho hàng, chợ đầu mối, trung tâm thương mại tập trung buôn bán hàng hóa số lượng lớn nhằm ngăn chặn việc vận chuyển, tập kết hàng lậu, hàng giả.
Theo Cục trưởng Cục QLTT Hà Nội Chu Xuân Kiên, thời gian tới, Ban chỉ đạo 389 TP Hà Nội tập trung triển khai đồng bộ hoạt động kiểm tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn xử lý các vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhất là trong các dịp lễ, tết, và những tháng cao điểm.
“Thời gian này cũng là đặc thù buôn lậu về hàng hoá, gian lận thương mại thông qua các đường biên giới, khu vực đường hàng không và đường biển, cũng phát sinh thêm tính chất phức tạp cần tập trung để có giải pháp ngăn chặn, truy tố theo quy định của pháp luật đối với đối tượng chủ mưu, cầm đầu đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm quy mô lớn...” - ông Chu Xuân Kiên nêu rõ.
Hàng lậu, hàng giả lộng hành dịp cuối năm
Kinhtedothi - Tết Nhâm Dần đang cận kề, tình trạng buôn bán hàng lậu, hàng giả diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi.
Không để hàng lậu, hàng giả lộng hành
Kinhtedothi - Những năm qua, hoạt động thương mại điện tử (TMĐT), mua bán online đã có những bước phát triển đáng kể qua đó hỗ trợ DN tiêu thụ sản phẩm. Nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng môi trường này để thực hiện hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả.
Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả vừa ký ban hành Kế hoạch 92/KH-BCĐ389 ngày 13/9/2022 tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.