Hà Nội:Tiếp tục phê duyệt chương trình đưa giáo viên đi bồi dưỡng ở nước ngoài
Kinhtedothi - UBND TP Hà Nội có quyết định phê duyệt Chương trình "Bồi dưỡng nâng cao phương pháp dạy học, công nghệ thông tin ở nước ngoài cho giáo viên đạt điểm IELTS từ cao xuống thấp" năm 2023.
Chương trình "Bồi dưỡng nâng cao phương pháp dạy học, công nghệ thông tin ở nước ngoài cho giáo viên đạt điểm IELTS từ cao xuống thấp" nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Anh; giúp học viên hiểu và sử dụng thành thạo các chiến lược trong giảng dạy các kỹ năng và vận dụng lý thuyết, thực hành thông qua các module để vận dụng vào thực tế giảng dạy Tiếng Anh.
Đối tượng tham gia chương trình là viên chức giáo viên cấp tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm GDNN-GDTX đạt IELTS từ 6,5 trở lên. Tổng thời gian thực hiện chương trình là 14 ngày, trong đó có 12 ngày ở nước ngoài.
Nội dung chương trình gồm 4 phần: Bồi dưỡng, nâng cao ứng dụng CNTT trong giảng dạy kỹ năng Đọc; Bồi dưỡng, nâng cao ứng dụng CNTT trong giảng dạy kỹ năng Viết, Bồi dưỡng, nâng cao ứng dụng CNTT trong giảng dạy kỹ năng Nghe; Bồi dưỡng, nâng cao ứng dụng CNTT trong giảng dạy kỹ năng Nói.
UBND TP giao Sở GD&ĐT quản lý và sử dụng chương trình theo quy định, chịu trách nhiệm báo cáo UBND TP và cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức các lớp bồi dưỡng tại nước ngoài theo quy định về đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài và các quy định khác có liên quan.
Năm 2022, có 199 giáo viên Hà Nội (15 giáo viên cấp tiểu học, 132 giáo viên cấp THCS và 52 giáo viên cấp THPT) đã tham gia chương trình bồi dưỡng ngắn hạn tại Úc.
Để trở thành thành viên tham gia lớp khoa học, ngoài những tiêu chuẩn theo quy định, các giáo viên phải trải qua kỳ tuyển chọn rất nghiêm túc.
Sở GD&ĐT đã thành lập hội đồng tuyển chọn với sự tham gia thẩm định, giám sát của nhiều cơ quan, đơn vị để đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan, tuyển chọn đúng đối tượng, đáp ứng trình độ và mục đích của lớp học.
Kết thúc khoá học, 100% học viên được nhận Chứng chỉ tốt nghiệp khoá học được ký bởi lãnh đạo trường Đại học Western Sydney University. Các học viên thấy rõ hiệu quả khóa học đem lại như: Được tiếp cận các phương pháp dạy học hiện đại, biết cách ứng dụng CNTThiệu quả trong dạy học; từng bước cải thiện các kỹ năng dạy học gắn liền với thực tiễn; thực hành nghiên cứu, chia sẻ các kinh nghiệm giảng dạy thực tế, thuyết trình, thảo luận và dự giờ thăm lớp; được hội nhập môi trường học tập quốc tế; được dạy bởi các giảng viên bản ngữ có trình độ cao; được sử dụng các phương tiện và phần mềm dạy học hiện đại, tiên tiến nhất thế giới...
Sau khi hoàn thành khóa học, các thầy cô đã tiếp tục nghiên cứu, tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng đã học và chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và phương pháp tiên tiến cho bạn bè, đồng nghiệp.
Hà Nội tổ chức cho 200 giáo viên đi bồi dưỡng ngắn hạn ở Úc
Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định 4715/QĐ-UBND về việc tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại nước ngoài của Sở GD&ĐT theo chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng được UBND TP giao năm 2022.
100% giáo viên dạy Giáo dục địa phương được bồi dưỡng kiến thức Hà Nội học
Kinhtedothi – Chiến lược nghiên cứu về Hà Nội học và đào đạo nguồn nhân lực cốt lõi (giáo viên) để truyền dạy, phổ biến kiến thức về Hà Nội ở mọi lĩnh vực cho thế hệ trẻ Thủ đô là yêu cầu quan trọng và cần thiết trong các trường học Hà Nội hiện nay.
Bồi dưỡng cán bộ quy hoạch nguồn chức danh cấp ủy cơ sở cho 250 người
Kinhtedothi-Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan TP khẳng định, thực hiện Nghị quyết chuyên đề về công tác cán bộ của Đảng bộ TP, Đảng ủy Khối ban hành các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2022-2025 và hằng năm; tập trung đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác này...