Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hai lưu ý đặc biệt trong thanh toán lệ phí xét tuyển đại học 2024

Kinhtedothi - Để tránh hiện tượng quá tải, Bộ GD&ĐT chia thành 6 cụm tương đương 6 đợt để thí sinh các tỉnh thực hiện thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2024. Có 17 kênh thanh toán phục vụ thí sinh.

6 cụm tương ứng 6 mốc thời gian thanh toán

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, tại kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024, các thí sinh phải hoàn thành việc đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển trước 17 giờ ngày 30/7 và thực hiện nộp lệ phí đăng ký xét tuyển theo hình thức trực tuyến từ ngày 31/7 đến 17 giờ ngày 6/8.

Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến từ 31/7 đến 17 giờ ngày 6/8
Thí sinh nộp lệ phí xét tuyển trực tuyến từ 31/7 đến 17 giờ ngày 6/8.

Để đảm bảo an toàn, thuận lợi, tránh hiện tượng quá tải trong quá trình thí sinh thực hiện thanh toán trực tuyến, Bộ GD&ĐT chia lịch thành 6 khoảng thời gian:

- Từ 0 giờ ngày 31/7 đến 17 giờ ngày 1/8, thí sinh ở các tỉnh sau thanh toán trực tuyến: Hà Nội, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái.

- Từ 0 giờ ngày 1/8 đến 17 giờ ngày 2/8, thí sinh ở các tỉnh sau thanh toán trực tuyến: Hòa Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, TP Hải Phòng.

- Từ 0 giờ ngày 2/8 đến 17 giờ ngày 3/8, thí sinh ở các tỉnh sau thanh toán trực tuyến: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An.

- Từ 0 giờ ngày 3/8 đến 17 giờ ngày 4/8, thí sinh thuộc các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum thanh toán lệ phí.

- Từ 0 giờ ngày 4/8 đến 17 giờ ngày 5/8, thí sinh ở các tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh thanh toán lệ phí trực tuyến.

- Từ 0 giờ ngày 5/8 đến 17 giờ ngày 6/8, thí sinh ở các tỉnh sau thanh toán trực tuyến: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

17 kênh thanh toán trực tuyến

Cùng việc phân chia thời gian cụ thể, việc thanh toán lệ phí trực tuyến xét tuyển đại học 2024 được triển khai trên nhiều nền tảng trực tuyến.

Năm nay, Bộ GD&ĐT phối hợp với Văn phòng Chính phủ chuẩn bị hạ tầng kết nối và thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển (thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia với 17 kênh thanh toán trực tuyến chính của cả nước).

Bộ GD&ĐT có video hướng dẫn các bước thanh toán với từng kênh cụ thể
Bộ GD&ĐT có video hướng dẫn các bước thanh toán với từng kênh cụ thể.

Hệ thống đăng ký xét tuyển cho phép thí sinh được lựa chọn 1 trong 17 kênh thanh toán khác nhau để thực hiện đóng lệ phí xét tuyển, gồm: các kênh ngân hàng, các tổ chức trung gian thanh toán, các ví điện tử và kênh thanh toán di động.

Cụ thể: các kênh ngân hàng (Vietcombank; Vietinbank; Agribank; BIDV; SHB; VPBank; TPBank); các tổ chức trung gian thanh toán (các ngân hàng khác qua VNPT Money; Ngân lượng; KeyPay; Payoo; Napas, HPay (sau mỗi đầu mối này bao gồm hầu hết các ngân hàng đang hoạt động ở Việt Nam)); các ví điện tử (VNPT Money; Momo; Viettel Money); và kênh thanh toán di động (VNPT Mobile Money).

Bộ GD&ĐT có tài liệu hướng dẫn thao tác (có các video clip minh họa tại địa chỉ https://bit.ly/hdttnv2024) đối với từng kênh thanh toán để thí sinh tham khảo, thực hiện.

Hướng đến việc thanh toán trực tuyến diễn ra thuận lợi, đúng đủ quy trình, Bộ GD&ĐT đề nghị thí sinh đọc kỹ tài liệu hướng dẫn và chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện liên quan trước khi thực hiện.

Bộ hướng dẫn: trong trường hợp thí sinh không nhìn thấy nút "thanh toán" tại giao diện đăng ký nguyện vọng xét tuyển có nghĩa là thời điểm đó không thuộc khoảng thời gian nộp lệ phí toán hoặc đang được tạm ẩn đi nhằm chống nghẽn hệ thống.

Quá trình thanh toán trực tuyến phụ thuộc việc kết nối nhiều hệ thống khác nhau; vì vậy thí sinh có thể gặp tình huống tắc nghẽn hệ thống. Trong trường hợp đó, thí sinh không nên cố gắng truy cập lại ngay, chờ khoảng 30 phút sau thực hiện lại.

Sau khi thanh toán thành công, thí sinh được xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí (biên lai thu lệ phí thí sinh có thể xem trên hệ thống xét tuyển sau ngày 6/8).

Trường hợp nhận được thông báo giao dịch thất bại, thí sinh có thể thực hiện lại trên kênh thanh toán đó hoặc chuyển sang lựa chọn kênh thanh toán khác.

Thí sinh đọc hướng dẫn, khuyến nghị của Bộ GD&ĐT TẠI ĐÂY

 

Bộ GD&ĐT đề nghị các sở GD&ĐT địa phương phối hợp, tuyên truyền, phổ biến thông tin trên để thí sinh biết và thực hiện đúng theo lịch; đồng thời chỉ đạo các trường THPT triển khai công tác hỗ trợ thí sinh; trong đó có viện sẵn sàng hỗ trợ thanh toán giúp thí sinh (trên giao diện phần mềm thanh toán của thí sinh) với trường hợp thí sinh không thể tự thực hiện, đặc biệt là các thí sinh có hoàn cảnh khó khăn, thí sinh ở vùng sâu, vùng xa; đảm bảo việc thanh toán trực tuyến của các em diễn ra thông suốt, an toàn.

Đăng ký xét tuyển đại học: đừng để xảy ra chuyện đáng tiếc

Đăng ký xét tuyển đại học: đừng để xảy ra chuyện đáng tiếc

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trường THCS vẫn được kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6

Trường THCS vẫn được kiểm tra, đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6

10/01/2025 | 12:02

Kinhtedothi- Liên quan đến quy chế tuyển sinh THCS, Bộ GD&ĐT cho biết, khi thực hiện xét tuyển lớp 6, nếu số lượng học sinh đáp ứng tiêu chí vẫn vượt so với chỉ tiêu được giao thì nhà trường sẽ xây dựng tiêu chí xét tuyển riêng, trong đó có bài kiểm tra, đánh giá năng lực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ