Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hàng loạt ông lớn đất hiếm Trung Quốc đối mặt thua lỗ

Kinhtedothi - Bất chấp những nỗ lực từ Bắc Kinh, giá đất hiếm đang tụt dốc không phanh.

Các công ty khai thác và tinh chế đất hiếm của Trung Quốc đang chứng kiến tình trạng sụt giảm doanh thu và lợi nhuận, bất chấp nỗ lực của chính phủ nhằm bảo vệ và giữ vững lĩnh vực quan trọng này, nhất là khi các đối thủ cạnh tranh đẩy mạnh việc xây dựng chuỗi cung ứng riêng.

Công nghệ và Tài nguyên Đất hiếm Trung Quốc, một chi nhánh của Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc, đã báo cáo doanh thu hàng năm giảm 5,4% xuống còn 3,98 tỷ nhân dân tệ (550 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận ròng của công ty giảm 45,7% xuống 417,67 triệu nhân dân tệ.

Giá đất hiếm tại Trung Quốc đang giảm mạnh. Ảnh: Nikkei Asia

Hôm thứ Bảy, công ty này cho biết ngành công nghiệp đất hiếm đang chịu ảnh hưởng từ những động thái củng cố và thay đổi cơ cấu trên toàn cầu. Họ cho biết đây là nguyên nhân khiến giá đất hiếm giảm, dẫn đến suy giảm thu nhập từ nguyên liệu này.

Điều này cũng tương tự đối với lĩnh vực đất hiếm Trung Quốc. Dù cho đến nay, quốc gia tỷ dân vẫn là nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới, nguồn nguyên liệu quan trọng đối với pin, ô tô điện và các sản phẩm công nghệ cao, các quốc gia khác đang dần thu hẹp khoảng cách thông qua việc gia tăng năng lực sản xuất.

Dữ liệu mới nhất từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy trữ lượng của 17 nguyên tố đất hiếm trên toàn cầu đạt 110 triệu tấn, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với 44 triệu tấn (chiếm 40%). Theo sau là Myanmar, Nga, Ấn Độ và Úc.

USGS cho biết Trung Quốc cũng dẫn đầu thế giới về sản lượng sản xuất đất hiếm trong năm 2023, với việc đạt 240.000 tấn, khoảng 2/3 sản lượng toàn cầu. Mỹ và Myanmar lần lượt đứng thứ hai và ba, với việc sản lượng sản xuất đều tăng gấp ba lần trong năm.

Công ty China Rare Earth Resources cho biết các quốc gia khác, như: Mỹ, Úc và Đông Nam Á đang chủ động lắp đặt chuỗi cung ứng đất hiếm độc lập với Trung Quốc.

Cũng theo công ty này, việc nhiều công ty nội địa đã nhập khẩu các sản phẩm đất hiếm từ bên ngoài do chính phủ Trung Quốc giám sát chặt chẽ hoạt động khai thác kết hợp với suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, đã gây áp lực lên nhu cầu, làm gia tăng rủi ro giảm sút giá nguyên liệu quan trọng này.

Hiện tại, kết quả kinh doanh của China Earth Resources trong quý đầu tiên năm 2024 không mấy khả quan. Theo một báo cáo của công này vào cuối tuần qua, doanh thu trong 3 tháng đầu năm nay giảm 81,9% xuống còn 301,55 triệu nhân dân tệ, dẫn đến khoản lỗ ròng 288,76 triệu nhân dân tệ so với lợi nhuận ròng 108,97 triệu nhân dân tệ cùng kỳ năm trước. Công ty cho biết nguyên nhân chính là do giá đất hiếm liên tục giảm, đồng thời tiết lộ đang điều chỉnh chiến lược bán hàng nhằm cải thiện tình hình.

Shenghe Resources Holding, một công ty đất hiếm tại Thượng Hai, cũng chứng kiến mức lợi nhuận ròng giảm 79% trong năm xuống còn 332,73 triệu nhân dân tệ. Công ty này cũng cho biết giá của các phẩm đất hiếm đang đi xuống là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Công ty này cũng cho biết những thay đổi về cơ cấu cung cầu trên thị trường đất hiếm. Về nguồn cung, các công ty Trung Quốc đang tăng cường nhập khẩu đất hiếm từ Myanmar.

Dữ liệu từ Hải quan Trung Quốc cho thấy nhập khẩu các loại sản phẩm đất hiếm khác nhau đã tăng khoảng 60% lến 11.000 tấn vào năm 2023. Hoạt động kiểm soát trong nước đối với việc khai thác đất hiếm cũng nới lỏng giúp tổng sản lượng khoáng sản này trong nước tăng 21% lên 11.000 tấn.

Tuy nhiên, Shenghe Resources cho biết tăng trưởng nhu cầu trong nước tương đối yếu do phục hồi kinh tế yếu hơn dự đoán, căng thẳng địa chính trị và đổi mới công nghệ. Công ty này cho biết áp lực cung cầu, giá bán trung bình hàng năm của oxit praseodymium-neodymium vào năm 2023 là 530.000 nhân dân tệ/tấn, giảm 36% so với năm 2022.

Cuộc đua đất hiếm đã nóng!

Cuộc đua đất hiếm đã nóng!

Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ