Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hàng quán đồng loạt chuyển bán online trong mùa dịch Covid-19

Kinhtedothi - Sau khi TP Hà Nội ra chỉ thị cách ly toàn xã hội 15 ngày đề chống dịch Covid-19, các hàng quán kinh doanh những mặt hàng không thiết yếu phải đóng cửa và nhanh nhạy chuyển sang kinh doanh online. Nhờ vậy mà dịch vụ ship hàng trở nên bội thu trong mùa dịch.

Một cửa hàng bánh mì bán qua online trên phố Đinh Tiên Hoàng. Ảnh: Thanh Hải
Nhanh nhạy chuyển hướng kinh doanh
“Mình đặt mua 2 chai nước rửa tay sát khuẩn, một lọ thực phẩm chức năng, mai nhớ giao hàng nhé”, đó là nội dung tin nhắn khách gửi cho tài khoản Tinna Linh, chuyên kinh doanh thực phẩm chức năng trên Facebook. Theo chị Linh, hơn một tuần nay, số lượng đơn đặt hàng online tăng gần gấp đôi so với ngày thường. Chị Mai Anh, chủ một quán bún cá trên đường Hồ Tùng Mậu cho biết, do dịch Covid-19 nên cửa hàng không bán hàng tại chỗ mà chuyển sang bán online, do đó lượng khách đặt mua qua mạng tăng khoảng 30 - 40%. Những ngày cuối tuần, lượng khách đặt online thường tăng cao hơn so với thời điểm trước" - chị Mai Anh nói.
Để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, VinCommerce (thành viên Tập đoàn Masan) vừa ra mắt dịch vụ mua hàng trực tuyến tại website: www.vinmart.com. Dịch vụ này trước mắt triển khai tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với hơn 300 mặt hàng tươi sống và nhu yếu phẩm cần thiết, hàng sẽ giao đến tay người mua trong vòng 180 phút.
Để thích ứng với việc kinh doanh trong dịch Covid-19, nhiều cơ sở kinh doanh thực phẩm, cà phê, quần áo thời trang... đã chuyển sang mô hình bán online. Chủ quán cơm rang Đức Hạnh trên phố Mã Mây trước đây luôn sáng đèn 24/24 giờ nhưng nay đóng cửa treo biển: "Chỉ nhận bán mang về". Chủ quán chia sẻ, mình phải thích ứng ngay bằng cách kinh doanh online để duy trì quán và nhân viên không bị thất nghiệp.
Những ngày này, các cửa hàng kinh doanh quần áo trên phố Chùa Bộc không phục vụ khách hàng tới mua trực tiếp; nhân viên kinh doanh online có nhiệm vụ "chốt đơn", điều phối người vận chuyển. Mặc dù, các đơn hàng online không thể nhiều bằng bán trực tiếp nhưng các chủ shop vẫn phải duy trì để có doanh số.
Shipper được mùa
Nắm được nhu cầu vận chuyển hàng tăng cao nên nhiều người trước kia vốn làm các công việc khác nay cũng chuyển sang nghề shipper mưu sinh. Theo chia sẻ của anh Nguyễn Văn Hưng, ở ngõ 85 Nguyễn Lương Bằng, trước đây anh làm nghề taxi nhưng do dịch Covid-19 nên phải dừng hoạt động, chuyển sang làm shipper đồ ăn, thực phẩm... “Hôm nào tôi cũng phải giao hàng từ sáng sớm đến tối mà chưa hết đơn, tiền công 1 đơn hàng khoảng 20.000 - 30.000 đồng tùy độ dài quãng đường, có ngày giao 30 đơn hàng, thu nhập khoảng 600.000 đồng/ngày. Công việc quá tải nhưng thu nhập lại tăng lên” - anh Hưng nói. Thời điểm này, do người dân hạn chế ra đường nên một lượng lớn những người hành nghề xe ôm đã chuyển sang shipper giao hàng bởi thu nhập tốt hơn làm xe ôm. “Giờ đa phần mọi người đều đặt đồ online nên shipper không hết việc, nhất là vào cuối tuần” - một người xe ôm chuyển sang làm shipper chia sẻ.
Tuy nhiên, làm shipper thời điểm này cũng gặp nhiều áp lực bởi đơn hàng được chuyển đến hàng ngày đều tăng vọt, khách hàng nào cũng muốn giao hàng nhanh nên họ luôn trong tình trạng quá tải. Ngoài ra, công việc này cũng có nhiều rủi ro khi dịch Covid-19 lan rộng. Thông thường, các shipper phải trang bị cho mình nước rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang, mặc áo khoác, đi găng tay để bảo vệ bản thân và phòng tránh dịch bệnh có thể xảy ra với khách hàng.
Theo ông Trần Tuấn Anh - Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam, để hạn chế lây lan dịch bệnh, Shopee đã kích hoạt giao hàng không tiếp xúc để hạn chế lây lan dịch bệnh. Cụ thể với các đơn hàng đã thanh toán trước, người mua có thể yêu cầu giao hàng không tiếp xúc bằng cách đề nghị shipper đặt hàng tại vị trí chỉ định, đứng cách 2m; để xác nhận đã nhận hàng, shipper sẽ chụp lại hình người nhận thay cho việc ký nhận trực tiếp. Với cách này sẽ bảo đảm an toàn cho cả nguời giao và người nhận hàng.
Theo Bộ Công Thương, việc mở rộng kênh bán hàng online, huy động các DN thương mại điện tử, logistics vào cuộc... cũng là một trong những biện pháp được Bộ Công Thương đưa ra nhằm thúc đẩy kinh doanh trong mùa dịch Cocvid-19.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ