Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hàng trăm ngàn héc-ta lúa bị nhiễm sâu bệnh

Kinhtedothi - Báo cáo công tác tháng 5/2018 của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) cho thấy, hàng trăm ngàn héc-ta lúa trên cả nước đang bị sâu bệnh hại nghiêm trọng.

 Ảnh minh họa
Cụ thể, rầy nâu - rầy lưng trắng: Diện tích bị nhiễm là 67.248ha, diện tích bị nhiễm nặng là 3.204ha. Tập trung chủ yếu tại các tỉnh phía Bắc. Bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá: Diện tích nhiễm 9.991ha, nhiễm nặng 1.140ha, mất trắng 75ha. Tập trung tại các tỉnh Sóc Trăng, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bạc Liêu và Long An. 
Bệnh đạo ôn lá: Diện tích nhiễm 60.197ha, nặng 3.855ha, mất trắng 75,87 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Bắc. Bệnh đạo ôn cổ bông: Diện tích nhiễm 4.111 ha, nhiễm nặng 191ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam.

Bệnh lùn sọc đen: Diện tích nhiễm 28,3ha, nhiễm nặng 0,7ha (tại Ninh Bình, Lào Cai, Thái Bình, Nam Định, Hòa Bình, Bắc Ninh, Bắc Kạn). Bệnh bạc lá: Diện tích nhiễm 7.178ha, giảm 3.610ha so với tháng trước, giảm 2.541ha so với cùng kỳ năm trước, nhiễm nặng 380ha.

Bệnh đen lép hạt: Diện tích nhiễm 8.294ha, nhiễm nặng 124 ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam. Bệnh khô vằn: Diện tích nhiễm 134.493ha, nhiễm nặng 7.142ha. Tập trung tại các tỉnh phía Bắc.

Sâu cuốn lá nhỏ: Diện tích nhiễm 173.772ha, nhiễm nặng 23.229ha. Tập trung tại các tỉnh phía Bắc. Sâu năn (muỗi hành): Diện tích nhiễm 2.666ha, nhiễm nặng 755ha. Xuất hiện ở tỉnh Long An, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long và Tây Ninh.

Ốc bươu vàng: Diện tích nhiễm 4.613ha. Tập trung tại các tỉnh phía Nam. Bệnh đốm nâu: Diện tích nhiễm 2.990ha. Tập trung tại các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh.

Ngoài ra, diện tích bị chuột hại cũng lên tới 10.838ha, tăng 572ha so với tháng trước, giảm 2.271ha so với cùng kỳ năm trước, trong đó, bị hại nặng 427ha, mất trắng 7ha. Gây hại ở các tỉnh trong cả nước. Ngoài ra còn có các đối tượng sinh vật gây hại khác: bọ trĩ (1.170ha), sâu đục thân (709ha), Bọ xít dài (368ha), Vàng lá sinh lý (120ha), Châu chấu tre lưng vàng (2,4ha)...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ