Hành vi độ xe máy, xe mô tô bị xử phạt thế nào?
Kinhtedothi - Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP hành vi tự ý độ xe gắn máy, xe mô tô hay các loại xe khác bị nghiêm cấm. Tùy vào mức độ hành vi vi phạm mà cá nhân có thể bị chịu mức xử phạt tối đa lên đến 2.000.000 đồng.
Tại khoản 1, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d, khoản 17, điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:
Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 - 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe không đúng với giấy đăng ký xe.
Bên cạnh đó, tại khoản 5, Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm d, khoản 17, điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:
Phạt tiền từ 800.000 - 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 - 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;
Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;
Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;
Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, giấy đăng ký xe;
Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);
Không chấp hành việc thu hồi giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định;
Đưa phương tiện không có giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép;
Đưa phương tiện có giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung, số máy của xe tham gia giao thông;
Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;
Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.
Như vậy, nếu cá nhân có hành vi tự ý độ xe gắn máy, xe mô tô thì bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền như sau:
Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng nếu có hành vi tự ý thay đổi nhãn hiệu, màu sơn của xe;
Phạt từ 800.000 - 2.000.000 đồng nếu có hành vi tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe.
Tăng mức xử phạt vi phạm giao thông, tạo sức răn đe
Kinhtdothi - Cục CSGT đang tham mưu xây dựng dự thảo nghị định xử phạt hành chính, dự kiến điều chỉnh tăng mức phạt với một số nhóm hành vi vi phạm giao thông. Việc tăng mức xử phạt là hoàn toàn cần thiết, nhằm nâng cao ý thức người điều khiển phương tiện.
Tăng mức xử phạt vi phạm giao thông: đánh giá tác động xã hội
Kinhtedothi - Bộ Công an đang đề xuất tăng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực đường bộ vốn là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tai nạn giao thông.
Hà Nội: Xử phạt tài xế xe bồn đi ngược chiều giữa phố
Kinhtedothi - Lực lượng CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối, tạm giữ giấy phép lái xe của tài xế điều khiển xe bồn chở bê tông đi ngược chiều trên tuyến đường Hồ Tùng Mậu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội)