Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hậu Brexit, Anh đối mặt với bất ổn kinh tế

Kinhtedothi – Nền kinh tế Anh sẽ đối mặt với những bất ổn khi chính phủ bắt đầu tiến trình rời Liên minh châu Âu (EU) hay còn gọi là Brexit.

 Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond.

Đối với phát biểu khẳng định về việc bắt đầu kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon của Thủ tướng Theresa May mới đây, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond tuyên bố ủng hộ quyết định trên. Đồng thời, cho rằng chính phủ Anh cần thực hiện việc này “càng sớm càng tốt”.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Tài chính Anh cũng đưa ra cảnh cáo, nền kinh tế Anh chắc chắn sẽ phải đối mặt với những bất ổn trong quá trình đàm phán Brexit, thậm chí, có thể phải mất một vài năm. Bởi, giới DN lo lắng về tình trạng trong mối quan hệ hợp tác song phương giữa Anh và EU. “Trong thời gian đó, chính phủ Anh cần có những giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ nền kinh tế”, ông Hammond nói.

Trước đó, phát biểu trong đại hội thường niên của đảng Bảo thủ diễn ra tại TP Birmingham, Thủ tướng Anh Theresa May xác nhận chính phủ của bà sẽ kích hoạt các cuộc thương lượng về Brexit vào cuối tháng 3/2017. Tuyên bố trên chính thức chấm dứt những tranh cãi giữa Anh với EU về thời điểm nước này nên rời khỏi liên minh kinh tế, chính trị lớn nhất châu Âu. Sau 43 năm gắn bó, cơn địa chấn Brexit ngay lập tức gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, chính trị và quân sự cho Anh, EU cũng như toàn thế giới.

Tuy vậy, việc kích hoạt điều 50 Hiệp ước Lisbon không đồng nghĩa việc Anh tách khỏi EU ngay lập tức. Quá trình này sẽ bao gồm nhiều cuộc đàm phán và có thể kéo dài tới 2 năm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, nước Anh sẽ không còn là thành viên của EU kể từ đầu năm 2019.

Chia sẻ

BÌNH LUẬN (0)

Tin tài trợ