Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hiếu học và khổ học

Kinhtedothi - Để tạo nên truyền thống hiếu học, không chỉ là ham muốn, sở thích, hành động, cố gắng của một con người trong tổng thể, mà còn là điều kiện sống, nền tảng kinh tế, thiết chế chính trị xã hội, rộng hơn là thiết chế tinh thần xã hội cũng như đặc thù vận động lịch sử của cả cộng đồng.

1. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thường nhắc định đề: Tiếng nói kéo con người ra khỏi động vật và chữ viết đã giúp con người thoát khỏi tình trạng dã man, tiến lên thời kỳ văn minh.
Khi chưa sáng tạo ra chữ viết, con người ta sống trong không gian văn hóa truyền miệng. Để truyền đạt sự hiểu biết thế giới, để truyền đạt kinh nghiệm thực sinh, để tích lũy tri thức cộng đồng, người ta dùng trí nhớ cá nhân và tiếng nói. Những thể loại văn học dân gian hình thành và lưu truyền, tồn tại đến ngày nay.
Ngày nay, vẫn còn những thị tộc, bộ lạc chưa có chữ viết. Họ kém phát triển về mọi mặt, chưa kể trong trường kỳ lịch sử, nhiều tiếng nói cũng như nhiều tộc người đã vĩnh viễn mất đi. Thế kỷ XV, Nguyễn Trãi thiết tha viết: “Như nước Đại Việt ta/Thực là một nước văn hiến”. Lời khẳng quyết đó là một định đề tổng kết lịch sử và cũng là một định hướng, một khát vọng muôn đời của một quốc gia độc lập.
Từ xưa đến nay, dù có những hiệu quả khác nhau nhưng động cơ làm nên đức tính hiếu học là hoàn toàn như nhau. Đó là học để hạnh phúc con người cần có tiện nghi, hiểu biết, tôn trọng, sáng tạo, tự do… đó là cái mà con đường học hành sẽ đem đến cho con người trên thế gian này. Hài hòa các hạnh phúc đó là khát vọng lý tưởng mà việc học đem lại. Hiếu học suy cho cùng là vì thế. Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng đạt được tất cả mọi ước vọng.
2.Lịch sử Việt Nam có 4 cơ hội lớn phát huy truyền thống hiếu học.
Cơ hội thứ nhất là thế kỷ X, khi đất nước thực sự độc lập, quốc gia phong kiến Đại Việt ra đời. Chữ Hán được giảng dạy và chữ Nôm manh nha ra đời. Cơ hội này được các vĩ nhân biến thành thời cơ và các nhân cách văn hóa lớn là đại diện: Trần Nhân Tông (đời Trần), Nguyễn Trãi (đời Lê), Nguyễn Du (đời Nguyễn).
Tuy nhiên, nó thành công trong việc bảo vệ độc lập và phát triển văn hóa mang bản sắc dân tộc nhưng nó cũng đối diện muôn vàn thách thức: Khí hậu khắc nghiệt, tài nguyên hiếm hoi, chiến tranh liên miên, bệnh tật lan tràn. Sự nghèo đói với nhiều thiên tai, chiến tranh với muôn địch họa… đã cản trở sự phát triển thực tế của tinh thần hiếu học. Học để làm quan, để thoát khỏi cuộc đời làm lụng khốn khó là mục đích nổi trội của truyền thống hiếu học thời kỳ này.
Cơ hội thứ hai là việc ra đời của chữ quốc ngữ theo ký tự la tinh cùng với việc tiếp xúc với văn hóa phương tây. Cơ hội này kéo dài từ thế kỷ XVII đến nửa đầu thế kỷ XX. Quốc gia Việt Nam có được một hệ thống chữ viết của riêng mình, tiện lợi và dễ dàng để thực hiện tinh thần hiếu học. Kết quả là lần đầu tiên, một đội ngũ trí thức đúng nghĩa ra đời, quyết liệt đem tri thức, tinh thần và cả cuộc đời của mình khai sáng văn minh, canh tân xã hội cũng như bảo vệ độc lập dân tộc. Những trí thức đầu thế kỷ XX được đào luyện trong cả hai truyền thống phương Đông và phương Tây vẫn có ảnh hưởng quyết định đến nền tảng, đến học phong cả trong thời đại hiện nay.
Cơ hội thứ ba là Cách mạng tháng Tám năm 1945 giải phóng dân tộc và thành lập chính thể chính quyền Nhân dân mới. Chủ trương xóa nạn mù chữ cũng như việc thực thi chủ trương này đạt được những kỳ tích cho một quốc gia mà trước đó còn chưa có tên trên bản đồ thế giới. Vượt qua thử thách của chiến tranh ác liệt của nửa thế kỷ XX, thành tựu của nó là không thể phủ nhận. Chúng tôi được học hành dưới ánh sáng lan tỏa của cơ hội thứ ba này.
Cơ hội thứ tư, rộng lớn nhất, đang diễn ra những ngày hôm nay, có thể tính từ 1991, khi liên lạc internet đầu tiên được gửi từ Việt Nam sang Australia. Việc kết nối mạng toàn cầu hiện nay mở ra cơ hội thuận tiện vô song cho khát vọng học tập, cho truyền thống hiếu học.
Chỉ có tiến tới chứ không vì bất cứ lý do gì mà bỏ qua cơ hội này. Không thể không vui mừng khi một thanh niên nông dân, lúc nông nhàn làm cửu vạn, ấy thế mà tự mình trong một năm, mở Iphone tính toán, đã tự xây trên đất ông bà một biệt thự. Họ học trên mạng thôi.
3. Thầy tôi, GS Bùi Duy Tân - một nhà nghiên cứu có nhiều thành tựu, trước khi mất, thầy nắm tay tôi mà nói: “Học nó có dòng các anh ạ. Các anh như anh Nguyễn Văn Huyên, anh Phan Ngọc, anh Ngyễn Tài Cẩn, anh Trần Đình Hượu, anh Cao Xuân Hạo… là có dòng cả đấy. Thầy thì chỉ có hai chữ “khổ học” thôi, lấy cần cù bù khả năng, năng nhặt thì chặt bị thôi. Các anh cũng vậy, cứ có công mài sắt đi thì rồi cũng có ngày nên kim. Vấn đề là đừng ham chơi quá, lớn cả rồi, tập trung vào mà làm, còn nhiều việc lắm đấy”.
Tôi ngẫm mãi về điều thầy tôi nói. Đúng là “có dòng”: Một cá nhân, gia đình, gia tộc cũng có dòng, một vùng miền cũng có dòng, và cả một quốc gia cũng có dòng. Nhưng thế hệ các thầy tôi, dù có dòng hay không nhưng họ đã trải qua những năm tháng khốn khó nhất, nguy hiểm nhất để tự đào luyện trong bể học, họ đều là những người “khổ học” cả. Kỷ niệm về các thầy là kỷ niệm về một thế hệ nghèo đói, khó khăn, kham khổ để học và dạy. Họ đâu được như chúng ta hôm nay.
Vấn đề ở đây là, một thiết chế xã hội tạo nên sự công bằng cơ hội cho người học để cái “dòng hiếu học” nó được khơi thông, tuôn chảy tự nhiên.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ