Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hiệu quả mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm ở Long Biên

Kinhtedothi - Hiện nay, quận Long Biên có 26 chợ dân sinh đang hoạt động với 150 hộ kinh doanh, trong đó có 14 chợ được công nhận đạt tiêu chí “Chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm”; 26/26 chợ đã triển khai mô hình chợ thanh toán không dùng tiền mặt.

Bà Uông Thị Tố Quyên – cán bộ Phòng Kinh tế quận Long Biên cho biết, từ năm 2015, quận xây dựng mô hình chợ văn minh thương mại, đồng thời ban hành bộ tiêu chí về chợ văn minh thương mại.
Trong đó gồm các mục như bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, trật tự đô thị, an toàn thực phẩm (ATTP). Mô hình này chủ yếu nhấn mạnh về vấn đề văn minh thương mại, giao tiếp của các hộ kinh doanh, tiểu thương trong chợ.
Tuy nhiên, đến năm 2018, quận ban hành sửa đổi, bổ sung trong bộ tiêu chí chợ văn minh thương mại thành chợ văn minh thương mại, ATTP. Trong bộ tiêu chí này, quận đặc biệt quan tâm đến vấn đề ATTP. 
Để đạt chợ văn minh thương mại, ATTP, quận Long Biên đề ra bộ tiêu chí với các hộ kinh doanh thực phẩm trong chợ đều phải bảo đảm hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hàng rau phải có giá kệ, kê cao cách mặt đất 15cm. 100% hàng thịt có bàn bằng inox, thớt nhựa. Hàng thực phẩm chín phải có tủ kính bảo quản.
Có thể thấy, công tác vận động, tuyên truyền đã được quận vào cuộc ngay từ những ngày đầu, nhờ đó, mô hình nhận được sự đồng thuận của người dân. Các hộ kinh doanh đã chấp hành nghiêm khi mô hình đi vào hoạt động, bảo đảm các tiêu chí. Đến nay, quận đã nhân rộng mô hình tại 14 chợ. Dự kiến, cuối năm 2024, thêm 3 - 4 chợ đạt tiêu chí chợ văn minh thương mại, ATTP. Đến năm 2025, 100% các chợ trên địa bàn đạt tiêu chí chợ văn minh, thương mại, ATTP.
Từ khi triển khai chợ văn minh thương mại ATTP, mô hình nhận được sự phản hồi tích cực của khách hàng. Người dân được hưởng lợi rất nhiều từ mô hình này. Tại chợ, người dân được mua bán văn minh, không có tình trạng chèo kéo, ép khách. Người tiêu dùng được mua hàng hóa, sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ. 
Đơn cử như chợ Thượng Thanh - chợ triển khai thí điểm được phân thành từng khu chức năng riêng biệt như khu thực phẩm chín; thịt tươi sống riêng; khu hàng rau, quả... Nhờ đó, việc kiểm soát ATTP của hộ kinh doanh tại chợ rất thuận lợi. Để công tác kiểm soát chất lượng truy xuất nguồn gốc hàng hóa được hiệu quả, quận yêu cầu các hộ kinh doanh trong chợ phải có hợp đồng với nhà cung cấp và sổ ghi chép nguồn gốc hàng hóa, rõ nguồn gốc, xuất xứ hàng ngày.
Không chỉ vậy, hàng ngày, tổ kiểm tra ATTP của Ban Quản lý chợ đi giám sát các hộ kinh doanh cũng như kiểm tra, kiểm soát nguồn gốc xuất xứ hàng hóa thực phẩm. Để mô hình chợ hoạt động hiệu quả, quận phát cho các chợ bộ kit test để kiểm tra chất lượng hàng hóa. Cùng với đó, hàng tháng, phường có kế hoạch đi kiểm tra các chợ về công tác ATTP.
Bên cạnh đó, Phòng Kinh tế quận sẽ đánh giá chợ văn minh thương mại ATTP một năm 2 lần. Quận luôn sát sao trong kiểm tra, giám sát và nhắc nhở việc khắc phục các lỗi vi phạm của các chủ chợ. Sau kiểm tra, quận sẽ chỉ ra những tồn tại chợ chưa bảo đảm, đồng thời yêu cầu các chợ và phường phải vào cuộc để khắc phục các lỗi đó. Ngoài ra, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ kiểm tra công tác hậu kiểm của Ban Quản lý chợ và phường trong việc thực hiện chợ, văn minh thương mại, ATTP. Quận sẽ giám sát việc mở sổ theo dõi nguồn gốc hàng hóa, giám sát việc kinh doanh, văn minh thương mại, vệ sinh môi trường, ATTP. Cơ bản, các hộ kinh doanh đều chấp hành đầy đủ.
Ngay từ năm 2023, quận Long Biên đã ban hành kế hoạch về phát triển thương mại điện tử, triển khai đồng bộ tại các chợ. Đến nay, quận có 26/26 chợ thực hiện chuyển đổi số, quét mã QR code. Chợ Thượng Thanh triển khai thí điểm đầu tiên. Mã QR code được gắn cùng với tên ngành hàng để khách hàng đứng từ vị trí mua có thể quét, thanh toán được nhanh chóng, đồng thời tránh trường hợp dán đè mã QR code.
Trưởng ban Quản lý chợ Thượng Thanh, quận Long Biên Lê Ngọc Thêm cho biết, chợ truyền thống trước đây có sự khác biệt rõ rệt so với chợ văn minh thương mại, ATTP hiện nay. Trước đây, việc mua – bán hàng của khách hàng và tiểu thương không được ký hợp đồng rõ ràng; cách sắp xếp các ngành hàng lộn xộn, không được phân khu riêng biệt.
Còn chợ văn minh thương mại, ATTP, các ngành hàng được phân biệt rõ ràng. Khu vực bán thịt thì người bán đội mũ đỏ, biển hiệu ngành hàng màu đỏ; khu vực bán rau người bán đội mũ, tạp dề xanh, biển hiệu ngành hàng màu xanh. Bên cạnh đó, khu vực thịt tươi sống được trang bị bàn inox, thớt nhựa cao cấp nhằm bảo đảm ATTP cho người mua - bán hàng, nhất là trong thời tiết mùa Hè nắng nóng.
Khu vực giết mổ gia cầm được xây riêng biệt, xung quanh ốp lát gạch sạch sẽ, có đầy đủ nước, bàn inox sơ chế, móc treo sau khi giết mổ nhằm bảo đảm ATTP.
Đặc biệt, tại các khu vực trong chợ được lắp hệ thống 10 bồn rửa tay bằng inox phục vụ người dân đến mua thực phẩm, rửa các loại thực phẩm qua nước sạch tại chợ nhằm bảo đảm ATTP.
Huyện Thanh Trì phát huy hiệu quả mô hình chợ văn minh thương mại

Huyện Thanh Trì phát huy hiệu quả mô hình chợ văn minh thương mại

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

Mật ong: dùng sai cách sẽ gây ngộ độc

09/01/2025 | 11:49

Kinhtedothi - Mật ong là thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, như bất kỳ thực phẩm nào khác, nếu không sử dụng đúng cách, mật ong có thể gây ra tác hại không mong muốn. Dưới đây là một số điểm bạn cần lưu ý khi uống mật ong.

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

Phát hiện kho chứa 3 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc ở Hà Nội

08/01/2025 | 08:20

Kinhtedothi - Ngày 8/1, Phòng Cảnh sát kinh tế-Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị phối hợp lực lượng chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm ở xã Kim Quan, huyện Thạch Thất đã phát hiện hơn 3 tấn thực phẩm gồm nầm, tràng, chân gà, đuôi trâu bò các loại… không rõ nguồn gốc.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ