Hiệu trưởng, hiệu phó bắt buộc dạy bao nhiêu tiết/tuần?
Kinhtedothi – “Hiệu trưởng các nhà trường phải trực tiếp giảng dạy, có như vậy mới biết chất lượng sản phẩm của trường mình đang ở đâu”, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định.

Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ đầu năm học 2023 – 2024 của ngành giáo dục Hà Nội, đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác cán bộ và công tác tổ chức trong các nhà trường, bao gồm việc phân công nhiệm vụ theo đúng vị trí việc làm, rõ người rõ việc để phát huy năng lực sở trưởng của từng người
Trên cơ sở đó, lãnh đạo Sở GD&ĐT yêu cầu: Hiệu trưởng các nhà trường phải trực giảng dạy theo đúng giờ quy định và khắc phục hoàn toàn tình trạng hiệu trưởng không giảng dạy.
"Hiệu trưởng phải có tiết dạy chuyên môn đúng quy định. Có như vậy mới biết chất lượng sản phẩm của trường mình đang ở đâu, từ đó xây dựng kế hoạch giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường", lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho hay.
Được biết, tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.
Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 9/6/2017 của Bộ GD&ĐT quy định “Định mức tiết dạy/năm đối với hiệu trưởng được tính bằng: 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học; Định mức tiết dạy/năm đối với phó hiệu trưởng được tính bằng: 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học”.
Theo đó, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông phải thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo quy định. Nếu thời gian hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được các cấp có thẩm quyền triệu tập tham dự họp, hội nghị, tập huấn,... trùng với thời gian phân công giảng dạy tại trường thì hiệu trưởng phân công giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học hoặc lớp học tiếp tục dạy số tiết của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đã được xếp thời khóa biểu để tham gia họp, hội nghị, tập huấn,...
Đồng thời, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng sẽ bố trí lịch dạy vào thời gian khác theo phân phối chương trình để đảm bảo đủ số giờ phải dạy trực tiếp trên lớp học sinh theo quy định.

Đổi mới giáo dục bắt đầu từ người thầy
Kinhtedothi-Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 chuẩn bị bước vào năm thứ tư nhưng dường như vẫn chưa hết mới mẻ với một bộ phận không nhỏ giáo viên.

Hà Nội: Ngành Giáo dục hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam năm 2023
Kinhtedothi – Sở GD&ĐT Hà Nội vừa có văn bản 3586/SGDĐT-VP gửi trưởng phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã; hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông trực thuộc; giám đốc trung tâm GDNN-GDTX trên địa bàn về việc tổ chức hưởng ứng Ngày pháp luật năm 2023 trong ngành GD&ĐT Thủ đô.

Cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm giải trình về các mức thu
Kinhtedothi- Bộ GD&ĐT có văn bản gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND tỉnh, TP trực thuộc TƯ và cơ sở giáo dục về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2023-2024; trong đó có nhấn mạnh đến trách nhiệm giải trình về các mức thu.