Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi 2023": Làm sống lại hồi ức lịch sử

Kinhtedothi – Chiều 2/9, hoà nhạc quốc gia “Điều còn mãi 2023” do Báo VietNamNet cùng Công ty IBgroup tổ chức dưới sự chỉ đạo của Bộ TT&TT diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Hoà nhạc Quốc gia “Điều còn mãi 2023” bắt đầu với lễ chào cờ. Tiết mục “Quốc ca Việt Nam” với lễ chào cờ là biểu tượng và một phần quan trọng Hoà nhạc Quốc gia “Điều còn mãi”. Ca khúc thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc của người Việt Nam được nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng phối khí, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam trình diễn dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Đồng Quang Vinh.

Tổng Biên tập Báo VietNamNet Nguyễn Văn Bá phát biểu.

Sau lễ chào cờ, trong màn phát biểu khai mạc, Tổng Biên tập Báo VietNamNet Nguyễn Văn Bá cho biết: “Vào giờ khắc lịch sử này, cách đây 78 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ 13 năm nay, cũng vào giờ khắc đó, từ khán phòng Nhà hát Lớn và trên sóng truyền hình quốc gia VTV, những lời ca, những giai điệu tự hào về dân tộc, về Tổ quốc Việt Nam cũng được cất lên. Hoà nhạc “Điều còn mãi” ra đời với một sứ mệnh: Làm sống lại hồi ức lịch sử chói lọi của dân tộc, từ đó tạo cảm hứng, gây dựng niềm tin vào tương lai rực rỡ của đất nước”.

Mở đầu cho Hòa nhạc Quốc gia Điều còn mãi 2023, khán giả cùng sống lại những giây phút hào hùng, thiêng liêng, đầy xúc động của dân tộc với tiết mục "Overture mùa xuân thế kỷ".

Không chỉ muốn tái hiện dấu ấn của lịch sử vào thời hiện đại, sân khấu “Điều còn mãi” còn là nơi nhiệt huyết bừng cháy trong những trái tim tuổi trẻ hiện đại với những tác phẩm sục sôi sức trẻ như Những trái tim Việt Nam: "Hừng hực nghe tiếng quê hương vẫу gọi. Tổ quốc đang kêu tên mình".

Tổng Biên tập Báo VietNamNet Nguyễn Văn Bá chia sẻ: “Điều còn mãi” ở đây là dân tộc này, đất nước này, là tinh thần phụng sự cho đến hơi thở cuối cùng, là sự tin yêu hết lòng hết sức góp phần vào sự phát triển phồn vinh của đất nước trong mỗi một con người Việt Nam.

Những người làm chương trình muốn thông qua những giai điệu đẹp đẽ nhất của âm nhạc thuần Việt để tôn vinh quá khứ, thể hiện lòng biết ơn với những hy sinh của thế hệ đi trước và gửi gắm niềm tin, khát vọng vào "khúc khải hoàn" của dân tộc Việt trên con đường tiến tới thịnh vượng, phát triển.

Mở đầu cho Hòa nhạc “Quốc gia Điều còn mãi 2023”, khán giả cùng sống lại những giây phút hào hùng, thiêng liêng, đầy xúc động của dân tộc với tiết mục “Overture mùa xuân thế” kỷ (tác giả Hoàng Cương) qua phần biểu diễn của Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam và nhạc trưởng Đồng Quang Vinh. Tác giả Hoàng Cương là nhà giáo tên tuổi, sáng tác tác phẩm năm 2000, viết cho dàn dây và bộ gõ.

Tiết mục "Cung đàn đất nước" mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam của tác giả Xuân Khải đã được nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng chuyển soạn cho dàn nhạc giao hưởng.

Tiếp sau, khán giả Tiết mục “Cung đàn đất nước” mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam của tác giả Xuân Khải đã được nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng chuyển soạn cho dàn nhạc giao hưởng qua phần biểu diễn đàn bầu cực kỳ ấn tượng của NSƯT Lệ Giang cùng Dàn nhạc giao hưởng Việt Nam và nhạc trưởng Đồng Quang Vinh.

Tiếp nối Hòa nhạc quốc gia “Điều còn mãi 2023”, khán giả tại Nhà hát Lớn được thưởng thức các tiết mục đặc sắc như: “Lên ngàn”, liên khúc “Dân ca ba miền”, “Mẹ yêu con”…

Phần 2 của Hòa nhạc Quốc gia “Điều còn mãi 2023” đưa khán giả đến với những ca khúc quen thuộc nhưng đã được làm mới lại, đúng như tinh thần chương trình hướng đến - là nơi những giá trị vững bền cùng năm tháng hòa cùng với làn gió mới mang hơi thở hiện đại.

Bài hát Bóng cây Kơ Nia của tác giả Phan Huỳnh Điểu do ca sĩ Đỗ Tố Hoa thể hiện.

Khán giả đã được lắng nghe những ca khúc như: “Bóng cây Kơ Nia” của tác giả Phan Huỳnh Điểu do ca sĩ Đỗ Tố Hoa thể hiện. Tiếp theo là ca khúc “Trăng sáng đôi miền” của tác giả An Chung do nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng chuyển soạn, qua phần biểu diễn của ca sĩ Đào Mác và Đỗ Tố Hoa, Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và nhạc trưởng Đồng Quang Vinh…

Các nghệ sĩ rạng rỡ hạnh phúc tham gia Hòa nhạc Quốc gia "Điều còn mãi" 2023.

Khép lại chương trình là ca khúc “Tổ quốc yêu thương” của nhạc sĩ Hồ Bắc do Trần Mạnh Hùng chuyển soạn cho dàn nhạc giao hưởng qua phần trình diễn của các nghệ sĩ Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, hợp xướng Kosmos Opera, NSƯT Đăng Dương, các ca sĩ Đỗ Tố Hoa, Phạm Khánh Ngọc, Phạm Thu Hà và Đào Mác.

Hòa nhạc Quốc gia “Điều còn mãi” 2022: Làn gió mới từ người trẻ

Hòa nhạc Quốc gia “Điều còn mãi” 2022: Làn gió mới từ người trẻ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ