Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm…

Kinhtedothi - Nhạc sĩ Hồng Đăng là điển hình của cốt cách người Hà Nội: Lịch lãm, tinh tế, hiếu khách dù gốc gác của ông là xứ Nghệ.

Hơn 60 năm sống và làm người Thủ đô, ông đã sáng tác như một dòng sông tuôn chảy. 700 tác phẩm đủ các thể loại: Ca khúc, hợp xướng, ca cảnh, khí nhạc, nhạc phim, nhạc sân khấu... đã đưa ông trở thành một trong những tên tuổi lớn nhất của nền âm nhạc nước nhà.  Và trong mạch nguồn đó, “Hoa sữa” luôn có trong danh sách những ca khúc hay nhất về Hà Nội.

 

Đa tài và đa năng

 

Vợ ông - Lê Anh Thúy vừa tổ chức sinh nhật lần thứ 80 cho ông vào ngày đầu tiên của năm 2016. Bạn bè tới chúc mừng ông có đủ loại, đủ giới: Văn nghệ sĩ, báo chí, công an, bộ đội, học trò của ông, hay đơn giản chỉ là một người Hà Nội yêu “Hoa sữa”, “Biển hát chiều nay”. Rượu mừng ông được mở, khách còn lại chỉ chục người thân thiết nhất với ông, vừa nâng ly thì đạo diễn - diễn viên điện ảnh Hữu Mười - “Giáo Thứ” xồng xộc chạy vào, vò đầu, bứt tai đầy áy náy: “Tìm suốt cả buổi sáng mà không lấy đâu ra hoa sữa để tặng sinh nhật anh Hồng Đăng”. Tướng công an Hữu Ước quát: “Mùa này lấy đâu ra hoa sữa mày!”. Khổ chủ - Nhạc sĩ Hồng Đăng tươi cười độ lượng: “Không có hoa sữa thì cho ô tô bê đến đây cả cây hoa sữa cũng được”.
Từ trái sang: Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi, nhạc sĩ Hồng Đăng và nhà báo Lê Thọ Bình.­­
Từ trái sang: Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi, nhạc sĩ Hồng Đăng và nhà báo Lê Thọ Bình.­­
Vâng, bạn bè, chiến hữu, đàn em, đệ tử của ông là thế. Chả cứ gì tại buổi tiệc ấm cúng mừng ông 80 tuổi này, mà ở các cuộc gặp gỡ, cà phê sáng, gặp ông, ngồi với ông là đủ loại người, cũng chỉ là những chuyện không đầu không cuối, trêu chọc nhau cười đến đau hết cả bụng, mà chả mấy khi nói chuyện về âm nhạc.

 

Mà không cần phải nói đến âm nhạc thì ông cũng đã quá nổi tiếng suốt hơn 50 năm qua rồi. Trong làng âm nhạc Việt Nam khó tìm thấy một nhạc sĩ thứ hai đa tài và đa dạng như ông. Trong cuộc đời sáng tác của mình, nhạc sĩ Hồng Đăng đã có hơn 700 tác phẩm đủ các thể loại ca khúc, hợp xướng, ca cảnh, khí nhạc, nhạc phim, nhạc sân khấu.

 

Trong bữa tiệc mừng sinh nhật nhạc sĩ Hồng Đăng hôm ấy, Đỗ Hồng Quân nói với chúng tôi: “Người ta nhớ đến anh Hồng Đăng là người sáng tác chứ họ dường như quên rằng, anh là một nhà sư phạm tài ba. Trên thực tế thì các sách giáo khoa âm nhạc như “70 bài xướng âm”, “Các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng”, “200 bài xướng âm cơ bản” cho đến nay vẫn được dạy và là những bộ sách gối đầu giường của nhiều giáo viên, sinh viên các trường âm nhạc”.

 

Một tài năng thiên phú

 

Có lần nhạc sĩ Hồng Đăng tâm sự: “Tên thực của tôi là Hồng, thuộc dòng họ Phan Đăng nổi tiếng vùng xứ Nghệ. Cha tôi là một nhà cách mạng. Nhà tôi là nơi mà các chiến sĩ cách mạng như Phan Đăng Lưu hay lui tới. Vì nhà tôi ở chân núi Hồng Lĩnh nên mới đặt tên cho tôi là Hồng. Ý nói ý chí mạnh như núi Hồng Lĩnh. Còn cô em gái tôi được đặt tên là Lam. Núi Hồng, sông Lam mà. Nhưng khi cắp sách tới trường tôi bị bạn bè trêu là có tên như của con gái, nên tức chí mới đòi ông cụ đổi tên là Đăng”.

 

Có thể nói, về âm nhạc Hồng Đăng thuộc loại tài năng thiên phú. Ông đến với âm nhạc như là một tiền định. Từ năm 11 - 12 tuổi đã “hoạt động nghệ thuật”: Đóng kịch, làm thơ, ngâm thơ, đọc thơ, diễn thuyết... Thế rồi đột nhiên cậu bé ấy lại thấy mình yêu âm nhạc một cách mãnh liệt. Khi ấy trong trường học của Hồng Đăng có một cậu biết chơi ghi ta nhưng rất khệnh khạng vì cho rằng chỉ có mình là nhạc sỹ. “Tôi đến mượn anh ta tập tài liệu để xem âm nhạc là thế nào, nhưng anh ta nhất quyết không cho. Tôi bực quá mới đi bộ một mạch 60km về Vinh mượn được một tập tài liệu cũ của Pháp về âm nhạc. Về nhà tự học và sau đó mở một lớp dạy nhạc. Từ đấy trở đi tự nhiên tôi nhận ra rằng mình có năng khiếu về âm nhạc và bắt đầu sáng tác âm nhạc” - Nhạc sĩ Hồng Đăng nhớ lại.

 

Ca khúc đầu tiên ông sáng tác là “Đời học sinh”. Tiếp đến là bài “Nhớ ơn Cụ Hồ”. Người đầu tiên hát bài này là nghệ sỹ Tân Nhân. Năm đó ông mới tròn 15 tuổi. Đó là giai đoạn ông vừa mày mò vừa sáng tác. Sau này có điều kiện, ông mới được theo học nhiều chuyên gia, trong đó phần lớn là các nhạc sỹ nước ngoài.

 

Số phận lênh đênh

 

Có không ít người quan tâm đến lịch sử phát triển âm nhạc nước nhà đều thấy một điều khó hiểu là giai đoạn 1957 - 1960, Hồng Đăng được coi là một trong những tài năng âm nhạc trẻ sáng chói nhất của làng nhạc Việt Nam, nhưng bổng nhiên “tắt ngóm” . Nhiều lần, trong lúc trà dư tửu hậu tôi đem điều này “lục vấn” ông, ông chỉ cười nhẹ và lảng sang chuyện khác. Tuy nhiên, qua các cuộc trò chuyện với nhiều nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc cùng thời với ông, tôi đã tìm được nguyên nhân thế này:

 

Có thể nói giai đoạn 1957 - 1962 là giai đoạn bột phát rực rỡ của nhạc sĩ Hồng Đăng. Ông là một trong những hội viên trẻ nhất của Hội Nhạc sỹ Việt Nam (Hội thành lập năm 1957), nhưng lại có những tác phẩm nổi tiếng nhất thời bấy giờ như “Đường đi qua nắng mặt trời” ca ngợi Đảng, “Tổ quốc tôi trong 10 năm đã lớn”, rồi thì “Quà tháng Năm”...
Hai vợ chồng nhạc sĩ Hồng Đăng.
Hai vợ chồng nhạc sĩ Hồng Đăng.
Bây giờ thì tất cả mọi “hỉ-nộ-ái-ố” đều đã để lại phía sau. Ngoài kia “Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm”. Còn với ông, cuộc đời vui là chính. Tuổi đã cao, lần ngã xe máy mấy năm trước để lại di chứng là cái ba toong luôn phải đi cùng. Tuần nào cũng vậy, nhiều thì hai ba lần, ít thì cũng một lần, quanh ông là bạn bè đủ mọi lứa tuổi, thành phần, ngồi, lúc thì ở Ycophe, 2 Lý Thường Kiệt, lúc thì số 1 Phạm Ngũ Lão. Bên ly cà phê lại tranh luận, lại chọc ghẹo nhau cười đến đau cả bụng mà chẳng mấy khi luận bàn về âm nhạc.
Thế là có một nhóm tập trung “đánh” ông chí mạng chỉ để hạ bệ. Hoàng Vân cũng thế, đang nổi lên với “Hò kéo pháo”, “Tâm tình người thủy thủ”... thì cũng bị “vụt” cho tới tấp. Họ gán cho ông theo “chủ nghĩa xét lại”. Nhưng tại sao lại là “xét lại”? Té ra đó là vì ca khúc rất nổi tiếng của ông thời bấy giờ là “Sóng biển lang thang”.

 

Đó là bài hát ông gửi dự thi tại Tiệp Khắc và đạt giải thưởng lớn về ca khúc. Ông được mời sang Tiệp Khắc chơi 4 tuần lễ. Tuy nhiên không hiểu ai đó gán cho bài hát này là theo khuynh hướng “xét lại”. Một cuộc họp kiểm điểm ông đã nổ ra nhằm mổ sẻ “cái xét lại” của bài hát. Tuy nhiên khi phân tích “xét lại” ở chỗ nào thì mỗi người nói một kiểu. Ông thì bảo “xét lại” là thế này. Ông khác cãi lại: “không phải, “xét lại” là như thế mà phải là như thế này kia”. Có người lại bảo: “Tại sao sóng lại lang thang? Tại sao lại đem tình yêu từ nước này sang nước kia?”. Cuối cùng có người đưa ra lý do để chất vấn ông: “Tại sao anh lại dám gửi bài hát ra nước ngoài để dự thi?”. Khi ấy ông mới trình công văn của Hội nhạc sỹ Việt Nam gửi cho các hội viên thông báo về cuộc thi và kêu gọi hội viên tham gia.

 

Bài thi ông gửi qua Hội và Hội gửi đi cùng với nhiều bài của các hội viên khác nữa chứ bản thân ông đâu có tự gửi đi. Cuộc họp kiểm điểm ông dừng ở đấy. Tuy nhiên, điều trớ trêu là mãi tới năm 1969, tức là 7 năm sau, bản thân nhạc sĩ Hồng Đăng mới biết mình đã từng chịu một án kỷ luật “các ca khúc của ông không được phát trên đài tiếng nói Việt Nam trong vòng 5 năm”.
 Hà Nội cuối năm Mùi
Tags
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ca sĩ Hồng Nhung mắc ung thư

Ca sĩ Hồng Nhung mắc ung thư

22/01/2025 | 15:10

Kinhtedothi - Trên trang cá nhân, Hồng Nhung vừa đăng tải đoạn clip cho biết bản thân mắc ung thư vú và đã trải qua một đợt điều trị.

Tết với đồng bào 2025: Vạn dặm Xuân vui

Tết với đồng bào 2025: Vạn dặm Xuân vui

22/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Năm 2025 ghi dấu nhiều sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước. Với tinh thần ấy, Tết với đồng bào 2025 sẽ hoà niềm vui chung của đồng bào trên khắp mọi miền Tổ quốc, của lòng tự hào là con Lạc cháu Rồng, với những mong muốn, khát khao làm rạng danh 2 tiếng Việt Nam.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ