Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hoạt động ngoại khóa: Nâng chất lượng dạy - học

Kinhtedothi - Các trường ở Hà Nội, đặc biệt là tiểu học, đang chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa (HĐNK) nhằm bổ sung kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp... cho học sinh (HS).

Điển hình cho hoạt động hữu ích này là các trường ở quận Tây Hồ.
Hoạt động thiết thực
Không thể phủ nhận, quỹ thời gian của đa số HS là học ở trường, đi học thêm…, mà ít có các hoạt động ngoại khóa. Những việc trong gia đình như quét nhà, nấu cơm, rửa bát… cũng lại do cha mẹ làm, do đó rất nhiều em mù mờ về vốn sống, thiếu kỹ năng trong giao tiếp... Vì vậy nên nhiều trường ở quận Tây Hồ đã quan tâm mở ra các HĐNK.
Trực tiếp đứng lớp, cô Đỗ Tường Phượng, trường Tiểu học Nhật Tân cho biết, HĐNK giúp HS có những hiểu biết và thái độ đúng đắn về các giá trị văn hóa, xã hội. Hoạt động này tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp sẽ giúp khắc họa sâu hơn các bộ môn văn hóa. “HĐNK tác động rất nhiều đến HS, HS hứng thú vì được làm theo từng chủ đề do giáo viên hướng dẫn. Bên cạnh đó, để giảm áp lực với môn Toán, Tiếng Việt vốn khô khan, tôi đều lồng ghép các chủ đề của HĐNK với môn học chính để môn học thêm sinh động, đồng thời cho HS được trải nghiệm thực tế. Qua các tiết học như vậy, HS hào hứng tham gia, đặc biệt HS rất tự tin” – cô Phượng chia sẻ.

Giờ ngoại khóa của học sinh trường Tiểu học Kim Liên tại Nông trại giáo dục VietVillage.   Ảnh: Nguyễn Trường

Không riêng trường Tiểu học Nhật Tân, các giáo viên của trường Tiểu học Đông Thái, Tiểu học Chu Văn An... cũng rất hào hứng với các tiết dạy học ngoại khóa với mục tiêu trau dồi kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho trẻ.
Nhìn nhận hoạt động ngoài giờ học này, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ Trần Thị Hương cho biết, năm học 2016 – 2017, Sở GD&ĐT Hà Nội phát động Hội thi giáo viên dạy giỏi tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa cấp tiểu học, và 10/13 trường của quận đã đăng ký tham gia. Là thành viên trong Ban giám khảo hội thi này, cô Hương nhận xét, hầu hết các tiết dạy HĐNK của các trường đều có sự đầu tư cả về nội dung và hình thức. Các tiết dạy đều xác định đúng mục tiêu, nội dung bám sát chủ đề: "Trách nhiệm của em với cộng đồng", tổ chức được cho HS những hoạt động nhằm tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, gắn lý thuyết với thực hành.
Hình thành nhân cách
Đa số giáo viên khi được hỏi đều chung nhận định, hoạt động ngoài giờ lên lớp thực sự là một sân chơi bổ ích, thú vị của HS, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo, cố vấn. Tùy từng trường mà hoạt động này có thể tổ chức theo nhiều hình thức: Trong sân trường, trong lớp học, giờ chào cờ... theo hình thức nghệ thuật (vẽ, hát, đóng kịch) hay hình thức nghiên cứu (điều tra, thảo luận)... Tuy nhiên, bà Hương cho biết, qua chấm thực tế tại các trường trên địa bàn quận, vẫn khá nhiều giáo viên chưa phân biệt được việc tổ chức HĐNK với hoạt động chính khóa; tổ chức một số hoạt động gượng gạo, thiếu sáng tạo. Không riêng bà Hương, mà rất nhiều người làm giáo dục cho rằng, một giáo viên giỏi chỉ cần nắm vững kiến thức, kỹ năng dạy, biết chuyển tải kiến thức, hướng dẫn HS tự làm, tự chịu trách nhiệm với bản thân. Ví dụ như học môn Sinh, nói về con giun, HS phải được thử nghiệm mổ bụng giun; học về hoa hồng, HS phải được cầm hoa, xem cành hoa thế nào... Với tiết học này, HS là trung tâm, làm chủ. Đây là hoạt động không thể thiếu trong quá trình hình thành nhân cách cho HS và cũng là những sáng kiến trong đổi mới dạy – học, nâng chất lượng giáo dục.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục, các nhà trường cần đầu tư xây dựng kế hoạch hoạt động tổng thể phù hợp với điều kiện sẵn có của trường, từ đó phối hợp tốt với các bộ phận xây dựng chương trình cụ thể, chi tiết; kế hoạch phải xuyên suốt trong năm học và cả trong Hè; thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao về nhận thức, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ nhà giáo. Có như vậy, HĐNK mới thực sự là một sân chơi bổ ích cho các em và đạt được mục đích rèn kỹ năng đã đặt ra.
Với những hoạt động này, HS hoạt động sôi nổi, giáo viên gần gũi có sự gắn kết với HS, HS tự tin thể hiện sự sáng tạo của mình. HĐNK là một trong những sáng kiến đổi mới dạy – học, nâng cao chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường.
Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Tây Hồ Trần Thị Hương

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ