Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Học sinh bị “ngộp” vì quá nhiều bài tập Tết?

Kinhtedothi- Việc “được” thầy cô “lì xì” nhiều bài tập trong kỳ nghỉ Tết đã khiến không ít học sinh cảm thấy bị áp lực, thậm chí chèn ép. Kỳ nghỉ Tết Canh Tý này, các em rất mong thầy cô không giao bài tập về nhà ngày Tết hoặc mức vừa phải để có thời gian chơi Tết.

Nghỉ Tết không phải để làm bài tập
Chỉ vài ngày nữa học sinh phổ thông sẽ bắt đầu kỳ nghỉ Tết Canh Tý 2020 dài ngày. Nhưng từ bây giờ nhiều em lo lắng không biết năm nay các thầy cô giao bài tập về nhà thế nào. Nhiều Tết nay, học sinh “ngộp” bài tập trong kỳ nghỉ Tết khiến các em không có kỳ nghỉ Tết trọn vẹn bởi số lượng khủng bài tập về nhà.
“Thầy cô môn Toán, Văn, Anh đều giao bài tập về nhà cho chúng em trong những ngày nghỉ Tết. Môn ít nhất thì 1 tờ 2 trang giấy A4 câu hỏi bài tập, có môn 3 - 4 trang. Để đối phó với số bài tập khổng lồ ấy, chúng em chép bài làm của nhau. Nhưng năm nay đang học lớp 8, nếu thầy cô ra nhiều bài tập, em phải chia từng ngày Tết ra để làm.
 Học sinh trường THCS Ban Mai tham gia các hoạt động vui đón Tết.

Làm bài tập về nhà cũng tốt vì ôn lại được kiến thức đã học. Nhưng em nghĩ, thầy cô không nên cho học sinh làm quá nhiều bài tập, vì chúng em còn có thời gian sum họp gia đình, đi chúc Tết... Thầy cô cho nhiều bài tập quá, học sinh bị áp lực và không có kỳ nghỉ trọn vẹn” – Đức Anh – Học sinh trường THPT Nguyễn Tri Phương, quận Hoàn Kiếm chia sẻ.
Để đối phó với các bài tập Tết, Nguyễn Khánh Duy là bạn học cùng lớp với Đức Anh đưa ra giải pháp không làm. “Cô giáo nói: Bạn nào không làm, cô sẽ nhắn tin báo cho bố mẹ biết. Nhưng, bố mẹ đồng với quan điểm của em, nghỉ Tết là để vui chơi, thư giãn, khám phá phong tục tập quán...”
Nhiều em học sinh than phiền, những ngày bình thường bị ngập trong đám bài vở, làm đến khuya chưa hết. Nghỉ Tết các em lại bị giao quá nhiều bài tập nhưng vẫn phải thực hiện mặc dù không muốn. Thậm chí có em vì lo sợ không làm hết bài, thầy cô chấm điểm kém đành bỏ lỡ dịp đi cùng bố mẹ về quê chúc Tết ông bà, họ hàng.
Bài tập Tết nên là sản phẩm sáng tạo
Trao đổi về câu chuyện giao bài tập Tết cho học sinh, ông Nguyễn Khánh Chung – Hiệu trưởng trường THCS-THPT Ban Mai (quận Hà Đông) cho biết: Thầy cô, nhà trường  mong muốn trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán học sinh dành thời gian quý giá bên gia đình, bày tỏ sự biết ơn với ông bà, cha mẹ và gắn kết mọi người. Ngày Tết cũng là dịp để chúng ta tìm hiểu văn hóa dân tộc và truyền thống gia đình, dòng tộc. Do đó, Ban lãnh đạo trường không ủng hộ việc giao quá nhiều bài tập về nhà dịp Tết.
Tuy nhiên, thời gian nghỉ Tết khá dài, để học sinh vừa được trải nghiệm phong tục ngày Tết nhưng vẫn không quên kiến thức, giáo viên Toán, Văn, Anh giao phiếu bài tập để học sinh ôn tập, với số lượng vừa phải, mức độ trung bình – khá, truyền cảm hứng. Các môn học khác, giáo viên có thể giao bài tập dưới hình thức mở, sản phẩm sáng tạo gắn với dịp Tết cổ truyền”- ông Khánh Chung cho hay.
Nhiều năm nay, trường Tiểu học Ban Mai không thực hiện giao bài tập về nhà cho học sinh trong kỳ nghỉ Tết. “Bài tập Tết của các em thường là viết một đoạn thơ, văn khoảng 25 – 50 chữ tùy theo trình độ, nói lên cảm xúc ấn tượng nhất của con về ngày Tết với ý nghĩa Khai bút đầu xuân. Học sinh sẽ chia sẻ bài thơ, bài văn này trong buổi gặp mặt đầu năm mới. Có năm, học sinh được giao bài tập đun nước ngâm chân cho ông bà và nói lời cảm ơn, có chụp ảnh hoặc viết cảm xúc của mình gửi vào nhóm lớp” – bà Nguyễn Thị Thanh Nương – Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Ban Mai cho hay.
Dịp nghỉ Tết là cơ hội để học sinh sum họp gia đình, tìm hiểu văn hóa dân tộc.
Suy từ mình thời còn là học sinh không thể làm hết bài tập trong kỳ nghỉ Tết, trong suốt 20 năm dạy học, ông Trần Mạnh Tùng – giáo viên Toán, trường THPT Lương Thế Vinh chưa bao giờ giao bài tập Tết cho học sinh. Thầy Tùng đã chỉ ra nhiều bất cập khi giao bài tập Tết. Thứ nhất, mọi người cứ nghĩ số ngày nghỉ Tết dài nhưng học sinh không có quá nhiều thời gian thừa, vì còn phụ giúp gia đình dọn nhà cửa, đi mua sắm, chúc Tết.
Thứ hai, các thầy cô lo lắng học sinh nghỉ Tết bỏ bê bài vở và khó khăn khi đi học sau Tết là không có cơ sở. Chuyện học hành, vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi phải đan xen nhau. Có thể, dịp nghỉ Tết, học sinh hơi bẵng đi một chút việc học làm bài, nhưng ra Tết giáo viên dành một khoảng thời gian để củng cố.
Hiện nay, việc học tập của học sinh Việt Nam hết sức căng thẳng. Các em học ngày, học đêm, học sớm, học chiều; học chạy sô chỗ này kia mà chương trình chưa thay đổi được. Nếu trong kỳ nghỉ Tết, các em lại bị giao bài tập thì căng thẳng càng bị đẩy lên cao.
Một bất khả thi nữa khi giao bài tập Tết, đó là thầy cô cứ giao nhiều nhưng học sinh không thực hiện. Có em làm không đến nơi đến chốn hoặc không trung thực. Ra Tết, ngay buổi học đầu tiên của năm mới, thầy cô khó có hình thức phạt học sinh. Trong trường hợp giao bài tập dịp Tết nhưng thầy cô không kiểm tra, chấm thì thà không giao còn hơn.
“Giờ đây, tôi và các đồng nghiệp chuyển hướng giao cho học sinh thực hiện những hoạt động rất ý nghĩa về ngày Tết, theo lứa tuổi, từng địa phương – nơi các em đang sinh sống. Đồng thời dặn dò học sinh giữ sức khỏe, ăn Tết, chơi Tết lành mạnh, để ra Tết đi học bình thường.
Và, “chúng ta nên biến thời gian nghỉ Tết là cơ hội để học sinh tìm hiểu văn hóa dân tộc, sum họp gia đình, thăm hỏi mọi người trong họ hàng sẽ có ý nghĩa hơn” – thầy Tùng gợi ý.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ