Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Học sinh, người dân Thủ đô tái hiện Lễ chào cờ lịch sử

Kinhtedothi- Sáng 25/12, tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, đông đảo học sinh, giáo viên cùng đại diện các tổ chức đoàn thể đã cùng tái hiện “Lễ chào cờ lịch sử”. Đây là một chuyên đề ý nghĩa trong khuôn khổ Chương trình giáo dục di sản “Em tìm hiểu di sản” năm 2023.

Đội nghi thức chuẩn bị tham gia chuyên đề tái hiện Lễ chào cờ lịch sử
Đội nghi thức chuẩn bị tham gia chuyên đề tái hiện Lễ chào cờ lịch sử

Còn nhớ, ngày 10/10/1954, hàng vạn Nhân dân Thủ đô Hà Nội đã cùng tham dự lễ chào cờ long trọng do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trên đỉnh Cột cờ cổ kính.

Cả Hà Nội tưng bừng hân hoan trong niềm vui giải phóng, tự hào về sức mạnh hùng hậu kháng chiến, biết ơn Đảng và Bác Hồ kính yêu. Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cực kì to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Hà Nội ở thời đại Hồ Chí Minh.

Hiện nay, trong các trường học, giờ chào cờ đầu tuần đối với giáo viên và học sinh là một hoạt động có ý nghĩa cao đẹp. Đây là nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và sự biết ơn đối với các thế hệ cha ông đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương tham dự chương trình
Học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương tham dự chương trình

Bên cạnh đó, giờ chào cờ còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp học sinh biết đoàn kết, chia sẻ, học tập gương “người tốt - việc tốt” để tiếp thu điều hay lẽ phải, rèn luyện kĩ năng sống, phát triển năng lực và bồi đắp những phẩm chất tốt.

Cùng với đó, hoạt động giáo dục di sản có ý nghĩa quan trọng đối với học sinh và người dân Thủ đô. Việc tái hiện lại Lễ chào cờ lịch sử của 69 năm trước tại sân Đoan Môn – Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long vừa giúp nâng cao tính giáo dục, tạo một sân chơi bổ ích, thiết thực cho học sinh ngoài trường học; vừa để các thế hệ người dân nói chung và học sinh nói riêng thêm trân trọng, biết ơn công lao của các thế hệ cha ông.

Tham dự Chương trình giáo dục di sản chuyên đề tái hiện Lễ chào cờ lịch sử có đại diện Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ (quận Ba Đình) cùng đông đảo học sinh của các Trường: Tiểu học Văn Chương; Tiểu học Phan Chu Trinh; Tiểu học, THCS &THPT Ngôi Sao Hà Nội - Hoàng Mai); THCS Nguyễn Tri Phương; THPT Phan Huy Chú - Đống Đa và ĐH Thủ đô Hà Nội.

Đại diện các đoàn thể và học sinh tham gia diễu hành

Tại buổi lễ, các đại biểu, học sinh đã diễu hành qua sân Đoan Môn để cùng sống lại thời khắc lịch sử thiêng liêng; chào cờ, hát Quốc ca; hồi tưởng lại giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc qua những ca khúc cách mạng; đắm mình với vẻ đẹp Hà Nội với những bản tình ca...

Các đoàn thể, học sinh cùng tái hiện Lễ chào cờ lịch sử

Xúc động tham dự buổi lễ, em Bùi Linh Ngân, học sinh lớp 12A3, Trường THPT Phan Huy Chú- Đống Đa bày tỏ: “Chúng em may mắn sinh ra trong thời kỳ hòa bình nhưng mỗi khi được chìm đắm trong những trang sử vàng, gợi nhắc về thời kỳ lịch sử, về những hy sinh của bao thế hệ cha ông đi trước, chúng em thấy vô cùng xúc động, biết ơn và tự hứa sẽ luôn nỗ lực phấn đấu, vươn lên để xứng đáng với công lao và sự hy sinh to lớn ấy…”.

Trong khuôn khổ chương trình, các đại biểu và học sinh cùng tham quan  các khu di tích thuộc khuôn viên Hoàng Thành Thăng Long để thêm yêu, thêm tự hào về di sản; từ đó lan tỏa mạnh mẽ tình yêu đó đến bạn bè trong và ngoài nước.

 

Đẩy mạnh giáo dục di sản văn hóa cho học sinh

Đầu tháng 11/2023, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Sở VH&TT, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội; UBND thị xã Sơn Tây; UBND huyện Gia Lâm và UBND huyện Sóc Sơn ký thỏa thuận hợp tác phối hợp giáo dục di sản cho học sinh.

Các bên thống nhất phối hợp triển khai thực hiện chương trình giáo dục di sản tham quan học tập ngoại khoá tại các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn TP đảm bảo nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức có tính khoa học, chính xác, phù hợp với các nội dung được truyền tải đến học sinh.

Tại kế hoạch tuyên truyền giáo dục di sản văn hóa cho học sinh trên địa bàn TP Hà Nội, Sở GD&ĐT nêu mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2025, 100% các trường trên địa bàn TP tổ chức giáo dục di sản văn hóa tại khu di tích lịch sử, di sản văn hóa địa phương ít nhất 1 lần/năm học.

Hà Nội: Giáo dục di sản văn hóa cho học sinh được phụ huynh ủng hộ

Hà Nội: Giáo dục di sản văn hóa cho học sinh được phụ huynh ủng hộ

Hà Nội: Giáo viên mầm non vận dụng nhiều phương pháp dạy học sáng tạo

Hà Nội: Giáo viên mầm non vận dụng nhiều phương pháp dạy học sáng tạo

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

TOD và bài toán quy hoạch

TOD và bài toán quy hoạch

19/01/2025 | 09:24

Kinhtedothi - Transit Oriented Development (TOD) là định hướng phát triển đô thị lấy vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) nhanh, khối lớn làm hạt nhân trung tâm. Đây cũng là định hướng phát triển của Hà Nội trong hiện tại và tương lai, tuy nhiên TOD cũng đặt ra cho TP bài toán khó về quy hoạch.

Tin tài trợ