Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Học thật, thi thật để có nhân tài thật

Kinhtedothi - Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về việc đánh giá học sinh THCS, THPT của Bộ GD&ĐT có hiệu lực từ 5/9/2021 được các thầy cô giáo lẫn phụ huynh đặc biệt quan tâm.

 Đối với những người mới quan tâm đến giáo dục, Thông tư 22 không đơn thuần chỉ là có nhiều điểm mới như bỏ điểm tổng kết trung bình chung của các môn, bỏ đánh giá bằng điểm với một số môn mà quy định này sẽ tạo động lực học tập, giúp học sinh phát huy thế mạnh.
Điều đầu tiên phải thấy Bộ GD&ĐT đã có bước chuyển tiếp khá chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường áp dụng. Thông tư sẽ triển khai năm đầu tiên với lớp 6. Từ năm 2022 - 2023 sẽ theo lộ trình áp dụng cho lớp 7 và lớp 10, sau đó năm học 2023 - 2024 sẽ áp dụng cho lớp 8 và lớp 11. Đến năm học 2024 - 2025 sẽ áp dụng với các lớp 9 và 12.

PSG.TS Nguyễn Quý Dy, một người đã có rất nhiều năm gắn bó với ngành giáo dục chia sẻ: “Thông tư 22 là một bước chuyển lớn về tư duy dạy và học. Lần này, chúng ta để học sinh được phát huy năng lực, sở trường của mình thay vì hướng học sinh phải học giỏi những môn chính mà nhà trường ấn định. Đánh giá mới này được cho là thật hơn”.

Lâu nay, để được trở thành học sinh Giỏi, học sinh cần phải đạt trung bình các môn trên 8, trong đó có một trong 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Anh phải đạt từ 8 trở lên, không có môn nào dưới 6,5 điểm. Từ nay, theo Thông tư 22 học sinh cần có 6 môn đạt từ 8,0 trở lên, không môn nào dưới 6,5 điểm. Như vậy từ nay sẽ không còn phân biệt môn chính, môn phụ các em không nhất thiết phải đạt điểm tốt môn Toán hay Ngữ văn mới được đánh giá là Giỏi, mà có thể phát triển theo những môn sở trường, năng lực riêng. Áp dụng quy định mới sẽ cho ta câu trả lời chính xác: “Có phải chúng ta đang có nhiều học sinh giỏi về lĩnh vực Toán, Văn, Anh đến thế không?”.

Quy định mới này không đề cập đến yêu cầu riêng cho các môn Toán, Văn, Anh, do đó, giờ đây, vai trò của các môn học là bình đẳng như nhau. Như thế nhìn lực học của các con tại các môn học, gia đình cũng dễ hướng nghiệp cho các con hơn, mục tiêu phân hóa học sinh mới có cơ sở thành hiện thực.

Việc đánh giá kết quả rèn luyện lẫn học lực của học sinh, từ 5 bậc “Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém” chuyển sang 4 bậc “Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt”, có thêm mức khen thưởng cho danh hiệu “Học sinh xuất sắc” đối với những em học sinh có kết quả rèn luyện Tốt, kết quả học tập Tốt và có ít nhất 6 môn trung bình trên 9 được cho là tránh “cả làng đều giỏi” như hiện nay.

Về thuật ngữ, đánh giá “Chưa đạt” được cho là nhẹ nhàng hơn “Yếu, Kém” như trước đây, không để lại không khí nặng nề và gây ảnh hưởng đến tâm lý học sinh. Việc dùng một số điểm trung bình cuối cùng để đánh giá một học sinh bậc THCS, THPT là “Yếu, Kém” là điều nhiều quốc gia trên thế giới đã bỏ từ lâu.

Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng, đáng lẽ chúng ta phải thay đổi cách đánh giá năng lực học sinh sớm hơn. Bản thân người lớn cũng không thể giỏi toàn diện thì cũng đừng bắt các con giỏi toàn diện. Đã đến lúc cách đánh giá học sinh phải đi theo xu hướng chung của thế giới, “giỏi phải giỏi thật” và ngay cả “chưa đạt” cũng đúng là “chưa đạt thật”. Đối với các nhà trường “học thật, thi thật để có nhân tài thật” là từ khóa, cũng là bài toán mà Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra cho Bộ GD&ĐT, muốn thực hiện được điều đó trước hết phải cần có công cụ đánh giá thật.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

Tồn tại nhiều sai phạm tại Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La

11/01/2025 | 14:58

Kinhtedothi - Thanh tra tỉnh Sơn La chỉ rõ một số tồn tại, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đầu tư và nguồn kinh phí cải tạo, sửa chữa do Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La và các đơn vị trực thuộc Sở làm chủ đầu tư.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ