Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hội chợ Đặc sản vùng miền kết nối giao thương hàng hóa Hà Nội với các địa phương

Kinhtedothi - Tối 21/11, tại Trung tâm thương mại Mega Mall, Royal City - 72A Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP Hà Nội đã tổ chức Hội chợ "Đặc sản vùng miền Việt Nam" 2018 và Triển lãm "Mỗi làng một sản phẩm".

Tới dự có Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng; Phó Chủ tịch HĐND TP Phùng Thị Hồng Hà; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Doãn Toản phát biểu tại lễ khai mạc Hội chợ.
Theo Ban tổ chức, Hội chợ Đặc sản vùng miền năm nay có gần 300 gian hàng với sự tham gia của hơn 200 DN Việt Nam và các DN đến từ 6 quốc gia trên thế giới.
Điểm mới của Hội chợ năm nay là sự kết hợp với Triển lãm "Mỗi làng một sản phẩm" quy tụ gần 100 gian hàng của trên 20 làng nghề tiêu biểu TP Hà Nội. Đây là sự quan tâm của TP trong việc giới thiệu, quảng bá, gian trưng bày sản phẩm mang đậm giá trị văn hóa và nghệ thuật của các vùng miền, làng nghề.
Những mặt hàng đặc sản ở các vùng, miền khác hội tụ về đây như cam, bưởi, gạo, tôm, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, miến, hải sản qua chế biến... đều có tem truy xuất nguồn gốc và được chỉ dẫn địa lý, có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, mẫu mã bao bì đẹp, có tiềm năng xuất khẩu... phù hợp với nhu cầu tiêu dùng và làm quà tặng.
Trong thời gian diễn ra hội chợ có chương trình trình diễn kỹ thuật sản xuất hàng hóa được tổ chức liên tục. Bên cạnh đó, không gian văn hóa đậm nét truyền thống của dân tộc Việt Nam được tổ chức hàng đêm trong suốt kỳ Hội chợ với các không gian thưởng trà Việt; không gian đặc sản và văn hóa 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; biểu diễn nghệ thuật làm bánh dân gian; không gian đặc sản và văn hóa Tây Bắc; văn hóa cồng chiêng...
Các đại biểu tham quan gian hàng trong hội chợ
Đây là năm đầu tiên TP Hà Nội tổ chức Triển lãm "Mỗi làng một sản phẩm 2018" kết hợp Hội chợ "Đặc sản vùng miền Việt Nam 2018", với mục đích quảng bá các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng tiêu biểu, thiết kế mới của các làng nghề Hà Nội, tạo cơ hội để các DN trưng bày, trình diễn các sản phẩm thể hiện sự sáng tạo, bản sắc riêng.
Hội chợ cũng giới thiệu trang web “Nông sản an toàn Hà Nội”: nongsanantoanhanoi.gov.vn qua đó tạo cơ hội để các DN, làng nghề tăng cường và mở rộng các hoạt động xúc tiến thương mại, tạo điểm nhấn quan trọng góp phần quảng bá, thu hút người tiêu dùng, khách du lịch trong và ngoài nước đến Thủ đô. Đây là hoạt động quan trọng nhằm triển khai các chương trình hợp tác giữa TP Hà Nội và các tỉnh, TP trong cả nước về lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, cung ứng sản phẩm của các địa phương với Hà Nội.
Hội chợ Đặc sản vùng miền Việt Nam và Triển lãm Mỗi làng một sản phẩm 2018 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 25/11.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ