Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hội diều làng Bá Dương Nội là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Kinhtedothi - Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Hội diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội đã được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Bộ trưởng Bộ VHTT&DL vừa ban hành Quyết định số 372/QĐ-BVHTTDL công bố danh mục đi sản văn hoá phi vật thể quốc gia. Theo đó, Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Hội diều làng Bá Dương Nội, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội đã được đưa vào danh mục di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Trước khi tổ chức hội thi diều, các bậc cao niên trong làng tiến hành nghi lễ tế Đại Tịch tại miếu Châu Trần, hay còn gọi là miếu Diều (thờ thần Châu Thổ).

Thú chơi diều và lễ hội thả diều của làng Bá Dương Nội có từ rất lâu đời, là một lễ hội độc đáo có một không hai của Thủ đô, chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước cũng như gửi gắm biết bao ước vọng của người nông dân thuần phác.

Theo thông lệ, hội thi thả diều làng Bá Dương Nội được tổ chức vào đúng dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, gắn liền với truyền thuyết về ngôi miếu thờ thần Châu Thổ được xây dựng trước thế kỷ thứ X.

Trải qua một thời gian dài bị gián đoạn bởi chiến tranh, từ năm 1989, với sự chung tay của các nghệ nhân diều như Nguyễn Hữu Ngọ, Phạm Văn Mai… lễ hội diều nghìn năm của mảnh đất Bá Dương Nội đã được khôi phục và duy trì cho đến nay. Đây cũng là một trong những lễ hội hiếm hoi của Việt Nam gắn với truyền thuyết thờ thần Châu Thổ.

Trong đó phần lễ sẽ bao gồm các hoạt động như lễ tế Đại Tịch, lễ dâng hương, nghi thức đánh trống, đánh chiêng cầu phong… Phần hội ngoài các hoạt động văn hóa văn nghệ, đặc sắc nhất phải kể đến là hội thi diều với sự tham gia của các câu lạc bộ diều đến từ nhiều tỉnh, thành. Diều dự thi phải có sải cánh tối thiểu dài 2,2m, đeo từ 3 sáo trở lên, diều thắng là diều lên cao và đứng im nhất.

Diều dự thi phải có sải cánh tối thiểu dài 2,2m, đeo từ 3 sáo trở lên, diều thắng là diều lên cao và đứng im nhất.

Chia sẻ với Kinh tế & Đô thị, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Minh Nhương – Câu lạc bộ Văn nghệ xứ Đoài cho biết, hội thi diều làng Bá Dương Nội gửi gắm khát vọng cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt của những nông dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, một nét văn hóa rất đặc trưng của nền văn minh lúa nước.

Những cánh diều sáo Bá Dương Nội đã từng góp mặt tại nhiều festival diều quốc tế tổ chức tại Việt Nam cũng như các nước: Thái Lan, Trung Quốc, Pháp, Malaysia… và được bạn bè quốc tế đánh giá cao về tính chất độc đáo, đậm bản sắc dân tộc Việt Nam. Đặc biệt, Lễ hội thi thả diều làng Bá Dương Nội đã được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận là địa chỉ văn hóa phi vật thể năm 2004.

Theo Chủ tịch UBND xã Hồng Hà Nguyễn Mạnh Hà, việc Lễ hội truyền thống, tập quán xã hội và tín ngưỡng Hội diều làng Bá Dương Nội được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là niềm vui đối với chính quyền và Nhân dân địa phương. Xã sẽ tiếp tục duy trì, phát huy giá trị di sản, nâng cao đời sống tinh thần trong Nhân dân; vừa quảng bá những nét văn hóa đặc thù của vùng quê châu thổ sông Hồng, vừa khai thác thế mạnh về danh thắng, thu hút du khách, phát triển kinh tế - xã hội…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

Phát huy giá trị văn hóa dân gian Việt Nam qua âm nhạc đương đại

25/01/2025 | 08:57

Kinhtedothi - Việc đưa chất liệu âm nhạc dân gian vào các sáng tác đương đại đã trở thành một xu hướng phát triển mới cho nghệ thuật Việt Nam. Sử dụng văn hóa truyền thống làm điểm tựa, nhiều tiết mục tại Chị đẹp đạp gió 2024 đã gây được ấn tượng lớn với khán giả.

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

21/01/2025 | 16:50

Kinhtedothi – Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL) đề nghị các địa phương tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần cho Nhân dân trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin tài trợ