Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hôm nay xét xử cựu đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân

Hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân sẽ được đưa ra xét xử tại TAND tỉnh Thái Bình vào sáng 7/1.

Sáng nay 7/1, TAND tỉnh Thái Bình đưa ra xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân cùng 3 bị cáo khác. Trong đó, ông Lưu Bình Nhưỡng (SN 1963, trú tại tổ 11, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội) bị đưa ra xét xử về tội “Cưỡng đoạt tài sản” và tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”. Bị cáo Lê Thanh Vân (SN 1964, trú tại Khu đô thị Ecopark, xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên) bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Cùng vụ án, bị cáo Nguyễn Văn Vương (trú tại xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cựu chuyên viên Vụ Pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước, đã bị buộc thôi việc từ ngày 19/9/2024) bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Ông Lưu Bình Nhưỡng (trái) và Lê Thanh Vân. 

Bị cáo Phạm Minh Cường (có biệt danh "Cường quắt", có 3 tiền án, trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) bị xét xử về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Bị cáo Nguyễn Văn Phương (trú tại xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Cáo trạng xác định, Công ty TNHH MTV Kinh doanh Khai thác Vật liệu Xây dựng Sao Đỏ (Công ty Sao Đỏ) được UBND tỉnh Thái Bình cấp phép khai thác mỏ cát tại khu vực biển xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy.

Quá trình công ty này hoạt động khai thác cát, Cường "quắt" và Phương đã gây khó khăn, chặn lối vào bãi triều nhằm ép công ty Sao Đỏ trả tiền phí 1.500 đồng/m3 cát, tương đương 1,05 triệu mỗi tàu cát. Không có cách nào khác, công ty Sao Đỏ buộc phải chấp nhận.

Tháng 5-6/2021, Cường "quắt" và Phương nhiều lần tìm đến nhà riêng của ông Lưu Bình Nhưỡng để nhờ can thiệp với lãnh đạo Công an tỉnh Thái Bình. Cường thậm chí khoe rằng, việc thu tiền bảo kê từ Công ty Sao Đỏ mỗi tháng mang lại 400-500 triệu đồng.

Ông Nhưỡng đồng ý giúp và sau đó tham gia mua 30 ha bãi triều lấn chiếm trái phép từ Cường với giá 900 triệu đồng, rồi lại giao cho Cường quản lý. Dù không có hoạt động khai thác thực tế, Cường vẫn chia tiền cưỡng đoạt được cho vợ chồng ông Nhưỡng để tạo quan hệ.

Khi bị băng nhóm "Dũng Chiến" cản trở làm ăn, Cường đã gọi điện, nhắn tin nhờ ông Lưu Bình Nhưỡng tác động giúp. Ông Nhưỡng gọi điện cho một lãnh đạo công an tỉnh Thái Bình, nhờ giúp xử lý nhóm "Dũng Chiến" và nói Cường là cháu, nhờ tạo điều kiện cho Cường. Ông Lưu Bình Nhưỡng ghi âm lại toàn bộ cuộc điện thoại này rồi gửi cho Cường. Cường lại gửi cho các đàn em để "khoe" và gây thanh thế. Sau đó, nhóm "Dũng Chiến" biết Cường có ông Nhưỡng giúp đỡ nên đã sợ, bỏ đi nơi khác làm ăn.

Từ tháng 10/2021 đến 4/2022, Cường và đồng phạm cưỡng đoạt thêm 1,3 tỷ đồng từ Công ty Sao Đỏ.

Theo cáo trạng, ngoài vụ việc nói trên, ông Nhưỡng còn liên quan đến một số vụ việc khác. Cụ thể, Cường nhờ ông Nhưỡng can thiệp vào tranh chấp đất đai của người quen, tặng ông Nhưỡng một bộ cánh cổng gỗ nhà thờ có giá 75 triệu đồng. Người quen của Cường là ông T. cũng hứa hẹn nếu ông Nhưỡng giúp cho thắng tranh chấp đất thì sẽ cắt ra một lô đất khoảng 100m2, trị giá 160 triệu đồng để "cảm ơn" ông Nhưỡng. 

Sau đó, ông Nhưỡng đã sử dụng danh nghĩa đại biểu Quốc hội để gửi kiến nghị đến TAND TP Hải Phòng, nhưng kết quả không như mong muốn.

Các vụ việc khác, cáo trạng xác định ngày 15/3/2021, ông Nhưỡng lấy tư cách Đại biểu Quốc hội, can thiệp đến Chính phủ để công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện dự án Quế Võ III của Bắc Ninh và được hưởng lợi 300.000 USD.

Ngày 18/7/2019 và 1/10/2019, bị can Nhưỡng lấy tư cách Đại biểu Quốc hội, ký 2 văn bản can thiệp yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ninh cho công ty Hạ Long tiếp tục thực hiện một dự án 36ha, hưởng lợi 1 lô đất trị giá 1,8 tỷ đồng ở xã Vân Nội, huyện Đông Anh (TP Hà Nội) và nhằm mục đích hưởng lợi 1.000m2 đất tại dự án này, có trị giá 1,9 tỷ đồng.

Từ tháng 7/2023 đến tháng 10/2023, bị can Nhưỡng (thời điểm ấy là Phó trưởng Ban Dân nguyện) đã gọi điện, ký văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để công ty cổ phần Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn và hưởng lợi 210 triệu đồng.

Đối với bị cáo Lê Thanh Vân, cáo trạng xác định, từ tháng 8/2020 đến tháng 11/2023, bị cáo Vân là đại biểu Quốc hội Khoá XIV, Khoá XV, Uỷ viên thường trực Ủy ban ngân sách Quốc hội. Mặc dù không thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh và không thuộc lĩnh vực phụ trách của Ủy viên thường trực Uỷ ban ngân sách Quốc hội, nhưng bị cáo Vân đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Theo đó, trong các tháng 6, 7, 8 và 12/2020, bị cáo Vân đã ký 4 văn bản can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đồng ý cho Công ty Hạ Long được tiếp tục thực hiện dự án 36ha, hưởng lợi 1 lô đất trị giá hơn 1,8 tỷ đồng ở xã Vân Nội (huyện Đông Anh, Hà Nội) và hưởng lợi 1 nghìn m2 đất trị giá hơn 1,9 tỷ đồng ở dự án này.

Tháng 7/2023, bị cáo Vân đã gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty cổ phần Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác Dự án đồi Bắc Sơn và đã hưởng lợi 60 triệu đồng.

Đối với bị cáo Nguyễn Văn Vương, Viện kiểm sát xác định, Vương có hành vi trực tiếp gặp hai bị cáo Nhưỡng và Vân nhờ can thiệp đến lãnh đạo Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ để Công ty Hạ Long được tiếp tục triển khai dự án 36ha.

Sau khi nhận 3,3 tỷ đồng của Công ty Hạ Long, bị cáo Vương được hứa sẽ nhận 10% số đất của dự án 36ha (tương đương 15 nghìn m2) cho bị cáo Nhưỡng và bị cáo Vân mỗi người 1 lô đất ở xã Vân Nội, đồng thời hứa cho mỗi bị cáo 1 nghìn m2 đất tại dự án 36ha. Hành vi của bị cáo Vương khi tác động tới bị cáo Nhưỡng và bị cáo Vân nhằm mục đích hưởng lợi hơn 13 nghìn m2 đất.

Quá trình khám xét nơi ở, nơi làm việc của bị cáo Nhưỡng, cơ quan điều tra đã thu giữ một số tài liệu chứa nội dung bí mật Nhà nước. Cơ quan điều tra tiếp tục xác minh nội dung nên không đề cập xử lý trong vụ án này.

Trong vụ án, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và bị cáo Lê Thanh Vân bị cáo buộc nhiều lần phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị khởi tố thêm tội danh

Ông Lưu Bình Nhưỡng bị khởi tố thêm tội danh

Khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Thanh Vân

Khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Thanh Vân

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thu giữ gần 5.000 chai rượu ngoại nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ

22/01/2025 | 09:27

Kinhtedothi - Trong thời gian qua, Cục Cảnh sát PCTP về môi trường, Bộ Công an đã chỉ đạo lực lượng chủ động nắm bắt tình hình trên tuyến, địa bàn trọng điểm đồng thời chủ động trực tiếp đấu tranh phát hiện, triệt phá các vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ