Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hải Phòng:

Huyện An Dương xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hoá cộng đồng

Kinhtedothi - An Dương là huyện có điểm đầu mối giao thông quan trọng kết nối QL5 với TP Hải Phòng, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên…Nằm trên trục huyết mạch giao thông đô thị kết nối cảng biển với các trung tâm công nghiệp của huyện.

Cũng là huyện có chiến lược phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp, logistics. 

Những thành công vượt bậc

Sau 10 năm triển khai thực hiện chương trình, An Dương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, làm thay đổi căn bản, rõ nét, toàn diện bộ mặt nông thôn trên địa bàn. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành Thương mại - Dịch vụ, Công nghiệp - Xây dựng, giảm tỷ trọng nhóm ngành Nông nghiệp - Thủy sản. Các chính sách xã hội được triển khai nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả. 

Xây dựng NTM kiểu mẫu là chủ trương đúng đắn, kịp thời của Hải Phòng. Huyện An Dương đã huy động và phát huy tối đa vai trò cả hệ thống chính trị tham gia xây dựng NTM kiểu mẫu, đặc biệt là vai trò của cấp ủy chi bộ thôn và hộ gia đình; trong quá trình thực hiện đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng, tự nguyện hiến đất của người dân để mở rộng làm đường giao thông, điện chiếu sáng ngõ xóm…

Đến năm 2025: 15/15 xã trên địa bàn huyện đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

Huyện chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp sinh thái, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM mới theo hướng kinh tế tuần hoàn; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; du lịch nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho người dân theo hướng bền vững.

Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, đời sống văn hoá và chăm sóc sức khỏe người dân nông thôn; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống theo hướng bền vững gắn với phát triển kinh tế du lịch nông thôn. Nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn; giữ gìn hình ảnh, truyền thống của địa phương. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các dịch vụ hành chính công; chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng NTM thông minh; bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.

Đề án nâng đô thị tại huyện

Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng kết nối nông thôn với thành thị; hoàn thiện hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn.

Đẩy mạnh xây dựng chính quyền số gắn với thực hiện Bộ tiêu chí NTM kiểu mẫu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số thực hiện quản lý mã số vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc theo chuỗi đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, truyền thống của địa phương.

 Năm 2021-2022, huyện đã khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình có ý nghĩa quan trọng, tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, thay đổi bộ mặt nông thôn các xã, thị trấn, trong đó khánh thành Dự án nâng cấp chỉnh trang Công viên trung tâm huyện với tổng mức đầu tư 53,8 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách địa phương; tổ chức triển khai xây dựng trên 60 công trình dự án đường giao thông, điện chiếu sáng ngõ xóm với tổng chiều dài 71 km, 01 công trình cầu, 41 công trình trường học; tổ chức trồng bổ sung trên 5.500 cây bóng mát các loại tại các tuyến đường giao thông, công viên, trụ sở các cơ quan, trường học, công trình công cộng, với tổng kinh phí 1.359 tỷ đồng. 

Từ năm 2023 -2025, tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng 135 công trình dự án (gồm các tuyến đường giao thông kiểu mẫu, trường học, nhà văn hóa, y tế…), với tổng kinh phí dự kiến khoảng: 1.000 tỷ đồng.

Ông Lê Văn Cường – Phó Chủ tịch UBND huyện An Dương cho biết “xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tập trung phát triển kinh tế, nông nghiệp đô thị sinh thái bền vững; công nghiệp, thương mại dịch vụ là trung tâm công nghiệp công nghệ cao của TP. Huyện đã không ngừng tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh. Xây dựng khu vực phòng thủ huyện vững chắc, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội”... 

Phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng kết nối nông thôn với thành thị; tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng cơ bản phục vụ sản xuất và dân sinh ở nông thôn như: Giao thông, Thủy lợi, Y tế, Giáo dục, thiết chế văn hóa, cây xanh, cảnh quan môi trường… 

Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí, đầu tư xây dựng các công trình bảo vệ nguồn nước ngọt, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. Phấn đấu trở thành đơn vị hành chính quận của thành phố trước năm 2025.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

Huyện Phúc Thọ: hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”

12/01/2025 | 15:51

Kinhtedothi - Sau 3 năm triển khai, đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Phúc Thọ giai đoạn 2022 - 2025 và những năm tiếp theo” đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần chuyển đổi các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện theo hướng giá trị cao và bền vững.

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

Huyện Chương Mỹ: thêm những miền quê đáng sống

11/01/2025 | 10:21

Kinhtedothi - Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, từ năm 2021 đến nay, huyện Chương Mỹ đã huy động hơn 1.600 tỷ đồng để nâng cấp đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội. Diện mạo nông thôn của địa phương này ngày một đổi thay tích cực.

Tin mới
Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

Gỡ vướng để hoàn thành khoảng 1.000km đường cao tốc trong năm 2025

29/01/2025 | 21:42

Kinhtedothi- Theo Bộ GTVT, các dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT trong năm 2024 dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn bảo đảm tiến độ, chất lượng. Đến nay, cả nước đã đưa vào khai thác 2.021km đường cao tốc. Để hoàn thành mục tiêu 3.000km cao tốc trong năm 2025, cần hoàn thành thêm khoảng 1.000km.

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

Hà Nội xác định 10 nhóm giải pháp căn cơ đẩy lùi ùn tắc giao thông

29/01/2025 | 21:38

Kinhtedothi - Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng Đề án tổng thể giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT) trên địa bàn TP, giai đoạn 2025 - 2030 và những năm tiếp theo. Trong đó, có 10 nhóm giải pháp lâu dài, căn cơ nhằm từng bước giải quyết nguy cơ UTGT trong hiện tại và cả tương lai.

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Tin Tài Trợ