Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Huyện Ba Vì hoàn thành 24/25 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023

Kinhtedothi - Năm 2023, vượt khó khăn do tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, diện mạo kinh tế - xã hội huyện Vì chuyển biến tích cực với 24/25 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.

Sáng 14/12, kỳ họp thứ 17 (kỳ họp cuối năm 2023) HĐND huyện Ba Vì khóa XX, nhiệm kỳ 2021 – 2026 đã chính thức khai mạc. Kỳ họp diễn ra trong 2 ngày (14 -15/12) để thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. 

Các đại biểu tham dự Kỳ họp.

Dự kỳ họp có Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên, Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện, các vị đại biểu HĐND huyện cùng cử tri và Nhân dân các dân tộc trong huyện Ba Vì.

24/25 chỉ tiêu hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra

Phát biểu Khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND huyện Ba Vì Phùng Tân Nhị cho biết, Kỳ họp thứ 17 HĐND huyện sẽ đánh giá toàn diện tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, thu chi ngân sách năm 2023 và kế hoạch năm 2024. Ngoài ra, HĐND huyện xem xét, thảo luận và thông qua các báo cáo, nghị quyết thường kỳ và các nghị quyết chuyên đề, trong đó nhiều nội dung rất quan trọng như: Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, an ninh quốc phòng năm 2024, Phê chuẩn dự toán thu chi ngân sách nhà nước, Phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án, kế hoạch sử dụng đất năm 2024.

Chủ tịch HĐND huyện Ba Vì Phùng Tân Nhị phát biểu khai mạc.

"HĐND huyện thực hiện các quy trình về công tác nhân sự miễn nhiệm, bầu bổ sung lãnh đạo UBND huyện, lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND huyện bầu đảm bảo theo đúng sự chỉ đạo của cấp trên, khách quan, minh bạch và đảm bảo đúng các quy định của pháp luật. Thực hiện quyền giám sát trực tiếp thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu HĐND đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, các thành viên UBND huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan về công tác quản lý nhà nước về cứng hóa kênh mương tưới tiêu thủy lợi nội đồng và trật tự an toàn giao thông trên địa bàn huyện" - ông Phùng Tân Nhị nhấn mạnh.

Huyện Ba Vì hoàn thành 24/25 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2023.

Năm 2023, trong bối cảnh đối mặt nhiều khó khăn, thách thức do tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, khó lường và ảnh hưởng sau đại dịch Covid-19. Song với sự quyết tâm, cố gắng, UBND huyện Vì đã bám sát các chỉ đạo của TP, quyết liệt triển khai các nhiệm vụ và đạt được các kết quả quan trọng. Theo Bí thư Huyện uỷ Ba Vì Dương Cao Thanh, kinh tế trên địa bàn huyện Ba Vì tiếp tục duy trì phát triển, đạt mức tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Công tác quản lý chi ngân sách đảm bảo đúng quy định, tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm các nhiệm vụ chi theo dự toán đã được HĐND huyện giao. An sinh và phúc lợi xã hội được đảm bảo. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm đầu tư phát triển, các hoạt động bảo tồn văn hóa dân tộc thiểu số trên địa bàn được nâng cao. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch mới, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tăng 34,33% lượng khách so với cùng kỳ năm 2022.

Bí thư Huyện uỷ Dương Cao Thanh phát biểu tại Kỳ họp.

"Công tác xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP tiếp tục được chú trọng, toàn huyện hiện có 28 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên. Chất lượng giáo dục đào tạo tiếp tục được quan tâm, số lượng trường học công lập đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện đạt tỷ lệ hơn 80%. Công tác lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Ba Vì đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của UBND TP phê duyệt và được các cấp Chính quyền địa phương hết sức quan tâm, chỉ đạo sâu sát. Hoàn thành công tác cung cấp số liệu, tài liệu phục vụ lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050" - ông Dương Cao Thanh nhấn mạnh.

Phấn đấu tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 98%

Phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực mà Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân huyện Ba Vì đã đạt được trong thời gian qua. Trong đó, năm 2023 huyện Ba Vì đã đạt được những kết quả nổi bật, toàn diện phát triển kinh tế - xã hội.

"Huyện Ba Vì cần tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn cho DN, tạo điều kiện thuận lợi, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khuyến khích hỗ trợ, thu hút các nhà đầu tư. Tập trung giải quyết các kết luận, kiến nghị thanh tra còn vướng mắc, các vụ tranh chấp đất đai phức tạp, đẩy nhanh tiến bộ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án trọng điểm của TP, của huyện như: Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 32 - giai đoạn 1; Dự án Di dân vùng ảnh hưởng môi trường (bán kính 500m) khu chôn lấp rác thải Xuân Sơn - Tản Lĩnh" - Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên phát biểu chỉ đạo tại Kỳ họp.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên cũng yêu cầu huyện cần tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, quản lý sử dụng đất đai; làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, bảo đảm trật tự công cộng; thực hiện tốt công tác vệ sinh. Tập trung triển khai các dự án cung cấp nước sạch, phấn đấu tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 98%.

"Cần nâng cao chất lượng giáo dục, công tác bồi dưỡng giáo viên, vận dụng phương pháp giáo dục mới. Tập trung chăm lo các gia đình chính sách, người có công, người hưởng bảo trợ xã hội. Đẩy mạnh cải cách hành chính, siết chặt kỷ cương kỷ luật hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, triển khai thực hiện các mô hình chuyển đổi số đã đề xuất với TP. Cùng với đó, cần tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân trong công tác xây dựng nếp sống văn minh" - Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên đề nghị.

Quang cảnh kỳ họp.

Về hoạt động của HĐND huyện Ba Vì, Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội yêu cầu cần đổi mới, chủ động, sáng tạo hơn nữa trong hoạt động của HĐND huyện, đặc biệt là chức năng giám sát, khảo sát, quyết định các vấn đề quan trọng của huyện. Tăng cường công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động thẩm tra, giám sát của các Ban, các Tổ đại biểu của HĐND. Quan tâm việc chọn nguồn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Chú trọng công tác phối hợp giữa Tổ đại biểu HĐND TP với HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện, bảo đảm các hoạt động chung ngày càng chặt chẽ, thực chất, hiệu quả trên cơ sở từng cơ quan thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, từ đó tạo sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện.

"Mỗi đại biểu HĐND huyện cần tiếp tục phát huy uy tín, vai trò, trách nhiệm của mình để sát dân hơn, gần dân hơn, lắng nghe tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến với kỳ họp HĐND. Kỳ họp này HĐND huyện thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do HĐND huyện bầu theo Nghị quyết số 96/2023/QH15 của Quốc hội về việc “Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn”, việc lấy phiếu tín nhiệm phải được thực hiện công tâm, khách quan, công khai, minh bạch và đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định" - Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên kết luận.

Khơi dậy giá trị văn hóa cồng chiêng vùng đất Ba Vì

Khơi dậy giá trị văn hóa cồng chiêng vùng đất Ba Vì

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

Làng hoa Tây Tựu “hối hả” những ngày cận Tết

28/01/2025 | 04:39

Kinhtedothi - Làng hoa Tây Tựu (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 như đang hối hả, bận rộn hơn khi nơi đây đang bước vào vụ hoa lớn nhất trong năm, phục vụ cho thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận dịp Tết.

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

Kinh tế - xã hội Quốc Oai trên đà khởi sắc

26/01/2025 | 11:50

Kinhtedothi - Dù còn những khó khăn, nhưng với quyết tâm cao trong lãnh đạo của Huyện ủy, điều hành của UBND huyện, cùng sự nỗ lực của các cấp, ngành và toàn thể Nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Quốc Oai năm 2024 đã có nhiều khởi sắc.

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

Tây Hồ: tăng cường công tác đảm bảo PCCC tại các nơi thờ tự

26/01/2025 | 11:25

Kinhtedothi – Tăng cường tuyên truyền, giám sát việc chấp hành các quy định về PCCC… là những việc mà Công an quận Tây Hồ tập trung thực hiện nhằm ngăn chặn những nguy cơ mất an toàn về cháy nổ trong dịp Tết Nguyên đán, đặc biệt là các nơi thờ cúng, đốt vàng mã.

Tin mới
Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

Đường sắt đô thị: xương sống “xanh” của giao thông đô thị

28/01/2025 | 10:56

Kinhtedothi - Đường sắt đô thị (ĐSĐT) được ví như xương sống của hệ thống giao thông công cộng bởi năng lực vận chuyển ưu việt. Hơn nữa, ĐSĐT còn là phương tiện chủ đạo để những đô thị lớn như Hà Nội kiến tạo một hệ thống giao thông xanh, bến vững.

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

Hà Nội: tăng cường xử phạt vi phạm trông giữ xe

28/01/2025 | 10:51

Kinhtedothi - Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết, năm 2024 đã xử phạt hơn 748 trường hợp vi phạm trông giữ xe, phạt tiền hơn 3,4 tỷ đồng. Năm 2025, đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp với lực lượng liên ngành cùng địa phương tăng cường kiểm tra các điểm trông giữ xe trên địa bàn TP.

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

“Tết vội” trên công trường trọng điểm của Thủ đô Hà Nội

27/01/2025 | 08:34

Kinhtedothi - Những ngày sát Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trên công trường khoan hầm tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội vẫn nhộn nhịp công nhân, kỹ sư cùng máy móc ầm ì hoạt động. Để bảo đảm “đường găng” tiến độ, công trường sẽ nghỉ Tết muộn và quay trở lại làm việc từ sớm.

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

Bổ sung quy định mới giúp khắc phục bất cập đầu tư trạm dừng nghỉ

25/01/2025 | 07:30

Kinhtedothi - Do các quy định ở giai đoạn trước về đầu tư, kinh doanh, khai thác trạm dừng nghỉ chưa đầy đủ, rõ ràng, nên việc triển khai xã hội hóa nguồn lực gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 165/2024/NĐ-CP có hiệu lực sẽ giúp khai thông cơ chế, tháo gỡ các bất cập.

Tin tài trợ